Trung Quốc "tứ bề thọ địch" trước liên minh Mỹ- Nhật

Trương Khắc Trà 11/10/2018 04:30

Một khi liên minh Mỹ - Nhật thấy cần thiết phải mở cuộc tấn công toàn diện vào Trung Quốc bằng một cam kết nào đó thì Bắc Kinh khó giành thắng lợi!

Mối bang giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua rất nhiều “sóng gió”. Sau gần 125 năm kể từ cuộc chiến tranh giữa triều đình Mãn Thanh và Nhật Bản, dư âm vẫn còn nặng nề.

Sau chiến tranh, hai bên lại rơi vào tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku; giới chức Bắc Kinh tỏ ra giận dữ khi Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm đền thờ Yasukuni - nơi tưởng niệm 2,5 triệu binh lính tử nạn trong chiến tranh, mà Trung Quốc cho là “hành động thiếu hối cải về quá khứ quân phiệt”.

Có thể bạn quan tâm

  • Liên minh Mỹ - Nhật có kìm chế được tham vọng của Trung Quốc?

    Liên minh Mỹ - Nhật có kìm chế được tham vọng của Trung Quốc?

    17:01, 10/10/2018

  • Mỹ tạo liên minh mới chống Trung Quốc

    Mỹ tạo liên minh mới chống Trung Quốc

    11:04, 10/10/2018

  • Liệu có liên minh Nga - Trung?

    Liệu có liên minh Nga - Trung?

    04:40, 18/09/2018

  • Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?

    Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?

    16:01, 23/08/2018

  • Cơ hội và thách thức từ sáng kiến

    Cơ hội và thách thức từ sáng kiến "Vành đai và Con đường"

    11:06, 04/05/2018

  • Sáng kiến Vành đai và Con đường định hình quan hệ quốc tế của châu Á

    Sáng kiến Vành đai và Con đường định hình quan hệ quốc tế của châu Á

    05:09, 10/04/2018

  • Quốc gia nào mắc nợ Trung Quốc vì Một vành đai, Một con đường?

    Quốc gia nào mắc nợ Trung Quốc vì Một vành đai, Một con đường?

    09:05, 06/03/2018

Để kết thúc thế chiến thứ II, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nakasaki gây ra thảm họa hạt nhân chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Kể từ đó, công cuộc tái thiết Nhật Bản luôn có bóng dáng của Mỹ, Tokyo trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington cho đến nay.

Mỹ và Nhật Bản đủ sức kiềm tỏa Trung Quốc

Mỹ và Nhật Bản đủ sức kiềm tỏa Trung Quốc

Nhật Bản luôn là chốt chặn quan trọng của quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, mối thâm tình này tồn tại song song trong bầu không khí u ám giữa Tokyo với Bắc Kinh trong quá khứ lẫn hiện tại.

Vì vậy, một liên minh Mỹ - Nhật nhằm vào Trung Quốc không phải bây giờ mới được nhận diện, nhất là khi ông Donald Trump cần ông Shinzo Abe “tỏ rõ quan điểm” trong cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng gần tới tột đỉnh.

Trung - Nhật là mẫu ngoại giao điển hình "vừa cạnh tranh, vừa hợp tác”; cả hai đều trở thành những cường quốc, cuộc cạnh tranh chiến lược càng gay cấn. Đứng trước một Trung Quốc không chỉ muốn thị uy sức mạnh, các nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng không thể khoanh tay đứng nhìn.

Tại Philippines, một trong những quốc gia cấu thành vành đai đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, cuộc chiến quyền lực “mềm”, dù không hề có tiếng súng vang lên, đang diễn ra quyết liệt.

Khi Bắc Kinh gia tăng đầu tư tài chính và ảnh hưởng chính trị qua “Vành đai và Con đường” (BRI) để kéo Manila xa khỏi Washington, Tokyo cũng triển khai hỗ trợ quân sự cũng như ưu đãi kinh tế cho nước này.

Không chỉ có vậy, Nhật Bản còn cam kết các gói viện trợ và đầu tư mà không hề kèm theo những điều khoản, điều kiện như Trung Quốc thường đưa ra. Thủ tướng Nhật là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Philippines (hồi tháng sáu năm ngoái) trong nhiệm kỳ của ông Duterte, và cam kết viện trợ 8,7 tỷ USD cho Manila.

Cách chuyến đi của ông Abe không lâu, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản quyết định cho không Manila 5 máy bay huấn luyện không người lái TC-90 nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng vệ trên Biển Đông.

Trước đó, năm 2013 Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) về tranh chấp lãnh thổ, năm 2016 Tòa này đã có phán quyết…

Nhắc lại điều đó để thấy rằng, những đồng minh thứ thiệt của Mỹ ở châu Á vẫn thường xuyên “rắn mặt” với Bắc Kinh. Kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc là nhiệm vụ chiến lược của Mỹ và các đồng minh - không phải mới bắt đầu từ bây giờ - khi chiến tranh thương mại nổ ra hay sáng kiến BRI được thực thi.

Sự có mặt của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông giúp cân bằng cán cân sức mạnh ở khu vực này khi Bắc Kinh liên tục gia tăng hành động trái với công ước Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc đang dần cho thấy thế “cửa dưới” trong chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Trong khi đó, sáng kiến BRI cũng vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia châu Âu, châu Á, Trung Đông, châu Phi.

Triều Tiên - đất nước hầu như chỉ bang giao với Bắc Kinh suốt thời gian “đóng cửa” cũng có vẻ bắt đầu có xu hướng ngả về phương Tây, nhất là sau cú “bắt tay” lịch sử với Nam Hàn; nếu kịch bản thống nhất hai miền xảy ra, Bắc Kinh chắc chắn không muốn điều này!

Quan hệ bộ ba Mỹ - Trung - Nhật vẫn tồn tại trong không gian nhạy cảm. Tokyo và Bắc Kinh vẫn còn nhiều chương trình hợp tác kinh tế, trong khi đó Washington gần đây dọa áp thuế mới với xe hơi Nhật, gây xung đột thương mại…

Nhưng Chính phủ ông Abe luôn cương quyết với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ và gây ảnh hưởng ở Đông Á. Việc chống sự bành trướng của Bắc Kinh vốn dĩ không xuất phát từ cam kết đồng minh, mà đó là phản ứng tự thân của mỗi quốc gia trong khu vực khi “đánh hơi” thấy nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu một khi liên minh Mỹ - Nhật phản đòn Trung Quốc, thì quốc gia này khó giành phần thắng!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc "tứ bề thọ địch" trước liên minh Mỹ- Nhật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO