Áp lực điều chỉnh vẫn còn
Tuần qua, diễn biến của chỉ số phái sinh đã phản ánh trước tâm thế cho một nhịp điều chỉnh của thị trường cơ sở, khi VN30 và VN30F lệch nhau gần 14 điểm.
Rủi ro gia tăng
Trong khi thế giới kỳ vọng “vũ khí hạt nhân” được xóa bỏ, cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ngày 28/2 kết thúc mà không đạt được kết quả nào. Thêm vào đó, căng thẳng gia tăng giữa Pakistan và Ấn Ðộ khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng.
Ảnh hưởng đầu tiên trong đợt căng thẳng chính trị lần này là thị trường châu Á. Nhóm các chỉ số chứng khoán khu vực này có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong phiên giao dịch ngày 28/2, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lao dốc ngay khi có kết quả về cuộc họp Mỹ - Triều. Chỉ số Nifty bắt đầu cho tín hiệu điều chỉnh.
Ðối với câu chuyện đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc, chiến tranh thương mại giữa hai nước được kỳ vọng đi đến hồi kết khi bản thỏa thuận cuối đang chờ ký trong tháng 3. Mặc dù vậy, không ít nhà đầu tư lo ngại về khả năng hoàn thành bản thỏa thuận này.
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán tuần từ 4-8/3/2019: Điều chỉnh để tạo nền tảng bứt phá
04:30, 04/03/2019
Bản tin chứng khoán: Thị trường có lấy lại mốc 1.000 điểm?
00:33, 03/03/2019
Chứng khoán toàn cầu “rực lửa” sau Thượng đỉnh Mỹ- Triều
17:00, 28/02/2019
Chất “xúc tác” thúc thị trường chứng khoán 2019
09:30, 26/02/2019
Chứng khoán tuần từ 25/2- 1/3: Hạn chế “mua đuổi”
05:01, 25/02/2019
Bản tin chứng khoán: Nhịp điều chỉnh ngắn hạn sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư
02:33, 24/02/2019
Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump có thể không ký nếu các điều khoản đàm phán không được thỏa mãn, như đã từng xảy ra trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phải lãnh đạo cuộc họp Hội đồng nhân dân vào tháng này. Theo đó, thời gian cần thiết dành cho cuộc đàm phán thương mại sẽ giảm đi. Các thông tin này có thể khiến câu chuyện đàm phán không còn nhiều động lực đẩy thị trường trong thời gian tới.
Trong nước, phiên điều chỉnh mạnh ngày 28/2 khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng. Dòng tiền ngoại có tín hiệu rút khỏi thị trường. Các cổ phiếu trụ dẫn dắt trong đợt tăng điểm vừa qua bị bán chốt lời. Ðặc biệt, dấu hiệu xuất hiện rõ ràng trong giai đoạn thị trường điều chỉnh là khối ngoại bán ròng 370 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được MSCI đưa vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi. Ðiều này khiến thị trường chưa tìm được câu chuyện mới để tăng điểm tích cực hơn.
Sự điều chỉnh lành mạnh
Thứ nhất, lực điều chỉnh bị chặn tại hỗ trợ mạnh. Áp lực điều chỉnh diễn ra nhanh và dứt khoát khiến chỉ số VN30 cắt xuống kênh tăng giá dài hạn. Tuy nhiên, giá phục hồi nhanh khiến cho đà tăng được tích lũy trước đây tiếp tục duy trì. Cụ thể, chỉ số VN30 đã nhanh chóng hồi phục sau khi giảm về mức hỗ trợ mạnh 905 điểm.
Ðiều tương tự cũng diễn ra trên thị trường phái sinh với hợp đồng VN30F1903. Khu vực hỗ trợ giá 900 điểm đã thể hiện được vai trò của mình. Tuy nhiên, sự khác biệt ở chỗ, mẫu hình nến tăng chốt tuần từ hợp đồng này cho thấy sự cân bằng giữa lực mua và bán.
Khu vực hỗ trợ giá 900 - 905 điểm qua đó đóng vai trò quyết định trong tuần này. Giá được kỳ vọng sẽ dao động tích lũy quanh khu vực hỗ trợ với diễn biến hiện tại.
Thống kê xác suất đầu tư ngắn hạn.
Thứ hai, cả lực mua và áp lực bán trên thị trường đều giảm. Ðà tăng giá từ VN30 liên tục kéo dài khiến dòng tiền trở nên đuối sức. Ðiều này thể hiện rõ qua việc lực mua giảm đều qua từng phiên trong tuần qua. Kết hợp với giai đoạn điều chỉnh của giá, có thể thấy thị trường đang tận dụng nhịp “nghỉ ngơi” sau chuỗi tăng mạnh. Giai đoạn này sẽ đưa tâm lý thị trường trở lại mức hợp lý hơn.
Tin tích cực là lực cung cũng không vì thị trường giảm điểm mà tăng lên. Nói cách khác, lực cung có dấu hiệu giảm cùng với lực cầu. Ðiều này ủng hộ quan điểm thị trường đang điều chỉnh lành mạnh, khi bên nắm cổ phiếu không vì giai đoạn chiết khấu mà tăng cường bán ra.
Điều chỉnh xuất hiện rõ tại tất cả các trụ trên thị trường.
Nhịp điều chỉnh này qua đó được xem là dịp thay thế dòng tiền. Lực cầu sẽ tiếp tục giảm theo đà một vài phiên, trước khi có động lực tăng trở lại khi lực cầu bắt đáy xuất hiện. Trong khi đó, lực bán cũng sẽ cầm chừng khi nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sớm kết thúc đợt giảm điểm.
Điều chỉnh xuất hiện rõ tại tất cả các trụ trên thị trường.
Thứ ba, dòng tiền quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi điều chỉnh.
Trạng thái đuối sức của dòng tiền thể hiện vào đầu tuần qua, khi giá cổ phiếu tăng nhưng đà lan tỏa chỉ giữ tại mức cũ. Thậm chí, dòng tiền tạo dấu hiệu phân kỳ âm rõ ràng với đà tăng của giá trong phiên đầu tuần. Qua đó, thị trường đã bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Phiên giảm mạnh ngày 28/2 đã tạo ra cơ hội cho dòng tiền quay trở lại vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Cụ thể, những cổ phiếu trụ dẫn dắt thị trường tăng giá trong thời gian qua đã bị bán chốt lời mạnh. Tuy nhiên, khi giá giảm lại tạo điều kiện cho dòng tiền mới đổ vào các cổ phiếu này. Mặc dù vậy, đường trung bình giá 10 ngày (MA10) bẻ góc hướng xuống tại mức cao ngụ ý dòng tiền sẽ cần vài phiên điều chỉnh để quay về khu vực an toàn hơn.
Đà lan tỏa theo vốn hóa và MA10.
Dòng tiền tích cực rút ra khỏi các trụ trong tuần qua khiến chỉ số VN30 mất phần lớn đà tăng. Hầu hết các nhóm ngành có tác động lớn đến chỉ số đều giảm. Mặc dù vậy, thanh khoản giảm theo mức độ giảm của giá tại VN30 cho thấy, không nhiều nhà đầu tư tìm cách bán ra.
Trong các nhóm ngành thuộc VN30, nhóm ngân hàng bị dòng tiền rút mạnh nhất. Kỳ vọng giữ nhịp tăng cho thị trường thuộc về bất động sản khi nhóm cổ phiếu “họ nhà Vin”, bao gồm VIC, VHM và VRE đang tích cực giữ giá. Tuy nhiên, đà tăng của các cổ phiếu lớn trong ngành này không thật sự mạnh, khi hầu hết đều gặp kháng cự tại mức giá hiện tại.
Khả năng giá biến động tích lũy
Với sự thiếu hụt thông tin từ thị trường chung, giá không có nhiều kỳ vọng để có thể tăng trưởng mạnh trong tuần này. Thêm vào đó, thông tin tiêu cực từ an ninh toàn cầu sẽ khiến cho tâm lý đầu tư trở nên thận trọng. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa hơn, thị trường được kỳ vọng quay trở lại đà tăng vốn có.
Giá hiện đang phục hồi từ giai đoạn điều chỉnh mạnh. Phe “Long” (mua) chưa có động lực để có thể thực hiện mua lên, khi còn vướng nhiều mức kháng cự mạnh. Trong khi đó, phe “Short” (bán) cần một động lực tốt hơn để có thể xuyên thủng vùng hỗ trợ mạnh 900 điểm. Ðộng lực này có lẽ chỉ đến khi giá có đoạn phục hồi lên vùng kháng cự 920 điểm.
Theo đó, chiến lược canh mua khi giá chạm hỗ trợ mạnh 900 điểm nên được ưu tiên khi phe Long có điểm tựa để vào tiền. Chiến lược Short nên được thực hiện nếu giá giảm trở lại từ kháng cự 920 điểm khi thị trường duy trì biến động tích lũy.