Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Trung kết thúc mà không có tuyên bố chung, chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt lao dốc.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt dốc mạnh nhất khi giảm tới 1,76% đóng cửa ở mức 2.195,44 điểm, trong khi chỉ số Kosdaq giảm 2,78% xuống mức 731,25 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 và Topix cũng giảm 0,79% lần lượt xuống mức 21.385,16 điểm và 1.607,66 điểm. Chỉ số ASX 200 của Autralia cũng giảm 0,3% xuống mức 6.169 điểm…
Có thể bạn quan tâm
09:30, 26/02/2019
05:01, 25/02/2019
02:33, 24/02/2019
05:01, 18/02/2019
14:36, 14/02/2019
Chịu tác động tâm lý mạnh từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều và đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam cũng “chìm trong biển lửa” khi VN-Index giảm giảm 24,8 điểm (2,5%) xuống 965,47 điểm, trong khi HNX-Index giảm 1,64% xuống 105,86 điểm và Upcom-Index giảm 0,85% xuống 55,13 điểm.
Đáng chú ý, sau khi liên tục mua ròng từ đầu năm 2019 đến nay, khối ngoại hôm nay đã quay đầu bán ròng 332 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 9,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 354,4 tỷ đồng, trong khi trên HNX, khối ngoại lại mua ròng 707 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 15 tỷ đồng.
Mặc dù thị trường giảm mạnh trong phiên hôm nay, nhưng thanh khoản trên thị trường vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 284 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với trị giá 6.000 tỉ đồng.
Các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu khiến 9 trong số 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường đều sụt giảm. Trong rổ VN30 chỉ có duy nhất mã DHG tăng điểm, khiến VN30-Index giảm tới 25,56 điểm.
Trong số các cổ phiếu giảm mạnh, có thể kể đến VIC giảm 2,9% xuống 114.000 đồng/cp, VHM giảm 5,6% xuống 87.500 đồng/cp, VRE giảm 4,3% xuống 33.000 đồng. Tiếp đến là các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng, như BID giảm 3,3% xuống 32.500 đồng/cp, TCB giảm 2,6% xuống 26.500 đồng/cp, VCB giảm 2,3% xuống 60.500 đồng/cp, CTG giảm 1,7% xuống 20.800 đồng/cp... Ngoài ra, các mã vốn hóa lớn khác, như MSN, HPG, VJC, NVL, PNJ cũng giảm khá mạnh, từ hơn 2%, tác động mạnh đến chỉ số VN-Index.
Theo BVSC, thị trường được dự báo sẽ có những biến động hẹp theo hướng giằng co với các phiên tăng/giảm điểm đan xen. Áp lực điều chỉnh của thị trường vẫn đang hiện hữu khi dư địa giảm điểm của các cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có dấu hiệu kết thúc. Ngoài ra, thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu ngân hàng nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục quá trình điều chỉnh tích lũy, trong khi dòng tiền sẽ tiếp tục tìm đến các cổ phiếu chưa tăng nhiều hoặc đang điều chỉnh tích lũy thuộc các nhóm ngành như dầu khí, điện, chứng khoán, vật liệu xây dựng và bất động sản… để tìm kiếm lợi nhuận.
“Các nhịp điều chỉnh của thị trường trong những phiên tới được xem là cơ hội để các nhà đầu tư xem xét mua lại các vị thế đã bán chốt lời trước đó. Tỷ trọng tổng danh mục giai đoạn hiện tại nên được khống chế tối đa ở mức 45-55% cổ phiếu”, BVSC khuyến nghị.
Theo phân tích kỹ thuật, VN-Index vẫn đang xu hướng điều chỉnh. Theo đó, nhiều khả năng chỉ số này sẽ tiếp tục về 945-950 điểm. Nếu trụ vững trên mức này, thì chỉ số sẽ sớm phục hồi trở lại. Ngược lại, chỉ số sẽ giảm tiếp xuống 931 điểm (MA100).