Chứng khoán tuần từ 20- 24/5: VN-Index thách thức 983 điểm
Nếu VN-Index không vượt qua được mức 983 điểm, thì có thể sẽ chịu áp lực chốt lời để củng cố thêm nền tảng cho đợt tăng kế tiếp. Ngược lại, chỉ số sẽ thách thức tiếp vùng 993- 1.010 điểm.
Trong tuần qua, TTCK Việt Nam đã giao dịch khá tích cực khi VN-Index đã có 5 phiên tăng điểm, ghi nhận mức tăng khoảng hơn 2,5% trong tuần và chốt tuần ở mức 976,48 điểm. Trong khi đó, HNX-Index có 3 phiên tăng điểm và 2 phiên giảm điểm, chốt tuần ở mức 105,79 điểm, giảm 0,07%.
Đáng chú ý trong tuần qua là thương vụ SK Group của Hàn Quốc đầu tư mua 23.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) cổ phiếu VIC của Vingroup đã giúp bộ ba cổ phiếu của tập đoàn này là VIC, VHM và VRE tăng điểm tích cực, cùng với VNM đã đóng góp khoảng 50% cho đà tăng của chỉ số chung.
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán tuần từ 13- 17/5: VN-Index chưa dứt “cơn co giật”
05:01, 13/05/2019
Những mã chứng khoán nào đủ điều kiện lọt rổ chứng quyền có đảm bảo?
16:11, 07/05/2019
Hai kịch bản cho chứng khoán tháng 5
11:19, 06/05/2019
Chứng khoán tuần từ 6-10/5: Tránh mua đuổi
05:01, 06/05/2019
Bản tin chứng khoán tuần từ 29/4 - 4/5
17:42, 03/05/2019
Thị trường chứng khoán: Đón một tháng 5 khác biệt
10:43, 02/05/2019
Kịch bản chứng khoán hồi phục năm 2013
11:30, 25/04/2019
Nhìn chung TTCK tuần qua có sự phân hóa giữa các nhóm ngành có vốn hóa lớn, trong đó các nhóm ngành ngân hàng và dầu khí tiếp tục có diễn biến tiêu cực, trong khi nhóm ngành bất động sản lại có diến biến tích cực nhờ các cổ phiếu VIC, VHM…
Dưới sức ép của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, trong tuần qua khối ngoại vẫn có xu hướng giao dịch tiêu cực trên cả 3 sàn khi chỉ mua vào hơn 72 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2.800 tỷ đồng, nhưng bán ra tới gần 112 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 3.850 tỷ đồng. Theo đó, khối này đã bán ròng tổng cộng 1.050 tỷ đồng.
Nhìn chung, tâm lý hưng phấn của các nhà đầu tư trong nước đã dần xuất hiện trở lại trong tuần qua khi nhiều thông tin cho thấy, ngoài việc chịu tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại đến dòng chảy thương mại toàn cầu, Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ cuộc chiến này, như có thể thay thế một số ngành hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ; đón nhận dòng vốn đầu tư quốc tế dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam… Bằng chứng là, VN-Index đã tạo khoảng trống tăng giá rất thuyết phục tại 965 điểm sau khi tạo trống giảm giá ở tuần trước. Bởi vậy, ngưỡng 965 điểm hiện có thể được xem là mức hỗ trợ quan trọng cho nhịp điều chỉnh kế tiếp nếu các nhà đầu tư chốt lời.
Tuy nhiên, sau 3 phiên đầu tuần ghi nhận mức tăng mạnh trên 20 điểm, trong 2 phiên cuối tuần VN-Index đóng cửa với 2 nến dạng spining – top ngay tại ngưỡng kháng cự 983 điểm. Điều này cho thấy, tâm lý hưng phấn ban đầu của các nhà đầu tư đang dần chuyển sang trạng thái phân vân, khi mà đa số lượng cổ phiếu T+ từ ngày 13 và 14/5 đều đã có lãi. Áp lực chốt lãi ngắn hạn để hạn chế rủi ro là diễn biến chính khiến 2 phiên cuối tuần qua tạo ra biên độ hẹp và thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao (tương đương trung bình 21 phiên khoảng 121 triệu đơn vị).
Trong khi đó, chỉ số RSI và MACD đang tiếp nối những dấu hiệu tích cực từ tuần trước. Trong đó, RSI vượt lên đường trung bình với độ dốc lớn và đi ngang ở 2 phiên cuối tuần. MACD đã cắt lên đường tín hiệu lần đầu tiên sau khi cắt xuống cách đây hơn 2 tháng ở phiên 08/03, mặc dù vẫn đang nằm dưới đường zero. Điều này cho thấy xu hướng giảm đang suy yếu và xu hướng tăng có thể sẽ xuất hiện rõ nét trong thời gian tới.
Đặc biệt xét trên mô hình giá, VN-Index di chuyển với biên độ lớn từ cận dưới của mô hình “chiếc nêm” hướng xuống lên cận trên, cho thấy chỉ số đã bứt phá khỏi mô hình này để bước vào chu kỳ tăng mới.
Mặc dù vậy, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ cần một nhịp điều chỉnh về vùng 960- 965 điểm nếu không vượt qua được 983 điểm. Tuy nhiên, nếu thanh khoản thị trường tiếp tục duy ở mức khoảng từ 120 triệu đơn vị trở lên, thì việc chỉ số vượt qua 982 điểm là không khó. Nếu vượt qua mức này, VN-Index sẽ tiếp tục thách thức với vùng kháng cự mạnh tại 993-1.010 điểm.
Đối với nhà đầu tư nắm giữ nhiều cổ phiếu nên cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng tập trung vào nhóm ngành có thông tin hỗ trợ, như bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, thoái vốn Nhà nước…; đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu có sử dụng margin khi thanh khoản tiếp tục giảm.