“Bấp bênh” YEG

Hà Phương 05/03/2020 16:00

Là doanh nghiệp kinh doanh nền tảng số, nhưng Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) đã trải qua những giai đoạn kinh doanh trồi sụt không ổn định.

Năm 2019, YEG ghi nhận 1.449 tỷ đồng doanh thu, nhưng lỗ ròng cả năm 2019 gần 372 tỷ đồng, lỗ luỹ kế đến cuối 2019 ở mức 292 tỷ đồng.

p/Lợi nhuận sau thuế của YEAH 1.p/ĐVT: Tỉ VND

Lợi nhuận sau thuế của YEAH 1. ĐVT: Tỉ VND

Chật vật trong kinh doanh

YEG hoạt động trong ngành truyền thông. Tuy nhiên, sự cố về việc YouTube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) có thể khiến công ty tiếp tục mất đi nguồn thu từ quản lý quảng cáo cho đối tác.
Các kênh truyền hình cáp thuộc sở hữu của Yeah1 Entertainment đóng góp nhiều nhất cho doanh thu mảng truyền thống của công ty. Tuy nhiên, chi phí sản xuất nội dung và thuê kênh truyền cao khiến hoạt động này có biên lợi nhuận thấp.

Một mảng nữa là hoạt động kinh doanh phim chiếu rạp thông qua công ty con Yeah1 CMG cũng không mấy triển vọng. Đóng góp không đáng kể vào kết quả kinh doanh của YEG, mức độ tham gia của Yeah1 CMG vào các bộ phim chủ yếu chỉ dừng lại ở quảng cáo và tiếp thị.

56.300 đồng là thị giá cổ phiếu YEG tính đến ngày 27/2/2020, giảm hơn 77% so với đầu năm 2019.

Hoạt động có lợi nhuận ổn định nhất trong mảng truyền thống của YEG là mua bán quảng cáo thông qua TNT Media - công ty con được YEG mua lại từ năm 2016 trong chiến lược mở rộng sang mảng quảng cáo truyền hình của công ty. Tuy vậy, do chỉ là kênh trung gian, lợi nhuận bấp bênh cùng với cạnh tranh trong ngành cao khiến biên lợi nhuận các mảng hoạt động kinh doanh của YEG ngày càng mỏng.

Tìm hướng đi mới

Do các mảng kinh doanh không mấy sáng sủa nên YEG liên tục phát triển những mảng kinh doanh mới. YEG vừa thông qua chủ trương thành lập liên doanh với một đối tác Hàn Quốc để phát triển nền tảng cho người nổi tiếng (YEG sở hữu 51% cổ phần); tham gia mảng phát hành trò chơi trên nền tảng di động với việc đầu tư vào Giải trí 100 Độ (100D); thành lập công ty con- Appnews thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hay đầu tư vào Appfast - nền tảng giúp cho nhà phát hành sở hữu ứng dụng điện thoại riêng đơn giản…

Trong 1 động thái mới nhất, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, vừa trở thành cổ đông lớn của YEG sau khi tăng sở hữu lên 21,61% vốn, tương ứng với số cổ phiếu mà hai lãnh đạo chủ chốt của YEG bán ra cho đối tác chiến lược.

Tiềm năng tăng trưởng chưa rõ ràng

YEG đang áp dụng chính sách thanh toán tiền nhanh cho đối tác để tăng sức cạnh tranh. Nhu cầu lớn về vốn lưu động khiến dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm mạnh trong những năm gần đây. Thiếu vốn lưu động là vấn đề cố hữu trong mô hình trung gian (MCN và GCPP), hiện Tập đoàn đang tài trợ nhu cầu này bằng vay nợ và phát hành thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • VDSC: Cẩn trọng đầu tư vào cổ phiếu YEG

    VDSC: Cẩn trọng đầu tư vào cổ phiếu YEG

    04:30, 08/10/2019

  • Cổ phiếu YEG

    Cổ phiếu YEG "lau sàn" sau khi Youtube ngừng hợp tác với Yeah1

    14:02, 23/05/2019

  • Chuyện gì đang xảy ra ở Yeah1?

    Chuyện gì đang xảy ra ở Yeah1?

    12:23, 28/10/2019

  • "Quỹ cá mập" chính thức nắm giữ 9,74% cổ phần Yeah1

    00:00, 01/10/2019

  • Yeah1 vẫn chưa qua cơn

    Yeah1 vẫn chưa qua cơn "bĩ cực"

    00:03, 28/08/2019

Theo VDSC, về mặt định giá, dù đã giảm 70% so với mức đỉnh, hiện P/E trượt của YEG là 23 lần, vẫn không hấp dẫn. Do vậy, đầu tư vào cổ phiếu YEG chỉ dành cho những nhà đầu tư thực sự am hiểu ngành nghề này, khi mà tiềm năng tăng trưởng dài hạn của YEG chưa rõ ràng. “Cơ hội đầu tư sẽ chỉ rõ ràng hơn khi YEG cho thấy năng lực trong việc sản xuất và thương mại hóa các nội dung của riêng mình, bên cạnh phát triển các kênh phân phối trong và ngoài YouTube/Google…”, VDSC nhấn mạnh.

Thách thức kinh doanh số

Trong kỷ nguyên số, kinh doanh trên nền tảng số đang trở thành xu thế chung trên thế giới. Mặc dù có rất nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ, song đến nay kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa tương xứng với kỳ vọng.

Theo khảo sát của VECOM, việc kinh doanh có hiệu quả các nền tảng số vẫn chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp lớn có quy mô lớn và chiến lược bài bản. Xét về tổng thể chung trong cả nước thì đa số doanh nghiệp vẫn chưa thực sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như YouTube, Facebook…

Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý đối với các hình thức kinh doanh số, trong đó có kinh doanh trên nền tảng di động, vẫn chưa được hoàn thiện và đầy đủ. Chẳng hạn, ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng... Tuy nhiên, tình trạng thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật vẫn diễn ra phổ biến, làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng đối với loại hình kinh doanh số, trong đó có kinh doanh trên nền tảng di động.

Hà Phương