Cổ phiếu YEG "lau sàn" sau khi Youtube ngừng hợp tác với Yeah1

Lê Mỹ 23/05/2019 14:02

Sau khi Youtube chính thức tuyên bố ngừng hợp tác với CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG), giá cổ phiếu YEG đã giảm tới gần 7% xuống mức 100.500 đồng/cp.

sàgasg

Giá cổ phiếu YEG đã giảm tới gần 7% xuống mức 100.500 đồng/cp sau khi Youtube chính thức "chia tay Yeah1.

Ngày 22/5, Tập đoàn Yeah1 đã có thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc ngừng hợp tác với YouTube. 

Youtube "chia tay" Yeah1

Sau nhiều tháng thương thảo, Yeah1 vừa chính thức phát đi thông báo Thỏa thuận lưu trữ nội dung của Yeah1 Network với YouTube đã không còn hiệu lực. Theo đó, Yeah1 sẽ bắt đầu tiến hành giải phóng các kênh đang hợp tác với Yeah1 và các công ty con (bao gồm các kênh tự sở hữu vận hành "O&O" và các kênh của bên thứ 3) từ ngày 22/5/2019.

Các quyền Mạng lưới đa kênh (MCN) của Yeah1 cũng sẽ bị tạm ngưng không xác định thời gian. Việc truy cập lại vào các quyền hạn này sẽ được xem xét lại trong tương lai. Trong thời gian này, các kênh O&O và kênh của bên thứ 3 tự do có thể được đăng ký lại chế độ kiếm tiền qua chương trình YouTube Partnership Program, tuân theo quy trình kiểm duyệt của YouTube.

Yeah1 cam kết sẽ làm việc với YouTube và các đối tác để quá trình chuyển đổi được diễn ra thuận lợi. Đối với các kênh O&O, Yeah1 sẽ tiến hành các bước để đăng ký chức năng kiếm tiền bản quyền cho từng kênh. Đồng thời, Yeah1 cũng hứa nỗ lực cải thiện hệ thống vận hành, làm cơ sở cho những thỏa thuận hợp tác trong hai bên trong thời gian tới.

Cũng theo Yeah1, YouTube không giới hạn cơ hội thảo luận về các thỏa thuận hợp tác nội dung trong tương lai với Yeah1, như các thỏa thuận cấp phép phân phối nội dung. Tuy nhiên, các quyền MCN – như quyền thêm kênh, Content ID (quyền xác nhận sở hữu nội dung), hệ thống CMS – sẽ vận bị tạm ngưng.

p/Cơ cấu doanh thu của Yeah1

Cơ cấu doanh thu của Yeah1

Ảnh hưởng nhiều mặt

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 của Yeah1, doanh thu thuần đạt 387 tỷ đồng, tăng hơn 17%, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 8 tỷ đồng, giảm 79,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Yeah1, sở dĩ lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh là do chi phí ban đầu để hợp tác/đầu tư các nội dung chất lượng cao theo định hướng chiến lược phát triển các kênh tự sở hữu và quản lý- hoạt động vốn mang lại biên lợi nhuận cao về dài hạn. Điều đó có nghĩa, Yeah1 muốn nói rằng nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm không liên quan đến sự cố Youtube. Song trên thực tế, việc gia tăng chi phí đầu tư phát triển kênh tự sở hữu là một trong những giải pháp mà Yeah1 đã phải đẩy mạnh, kể từ sau sự cố với Youtube.

Có thể bạn quan tâm

  • Rủi ro đầu tư, nhìn từ cú sốc YEG

    Rủi ro đầu tư, nhìn từ cú sốc YEG

    11:01, 22/03/2019

  • Đã đến lúc

    Đã đến lúc "bắt đáy" cổ phiếu YEG?

    11:01, 15/03/2019

  • Áp lực giải chấp nhìn từ cổ phiếu YEG

    Áp lực giải chấp nhìn từ cổ phiếu YEG

    11:01, 12/03/2019

  • YEG giải mã những giao dịch

    YEG giải mã những giao dịch "nghi vấn" trước niêm yết

    12:01, 12/07/2018

  • YEG đổ bộ lên sàn

    YEG đổ bộ lên sàn

    11:10, 29/06/2018

Ông Nguyễn Nhượng Ảnh Tống, Chủ tịch HĐQT Yeah1 cũng thẳng thắng thừa nhận, việc chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung từ Youtube đối với Yeah1, một phần nào đó có ảnh hưởng tới các mảng khác của Công ty.

8,07 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2019 của CTCP Tập đoàn Yeah1, giảm tới 79,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Việc thừa nhận ảnh hưởng này chưa tính đến kết quả được phản ánh ở giá cổ phiếu YEG đã “bốc hơi” khoảng hơn 60% so với mức đỉnh cao 340.000đ/cp.

Hóa giải bài toán không có Youtube

Phần lớn lợi thế thương mại của Yeah1 vẫn đến từ các nền tảng thứ 3 và quốc tế. Điều đó thể hiện trong cơ cấu nguồn thu công ty. Năm 2018, quảng cáo truyền hình đóng góp 43,61% doanh thu của Yeah1. 2 kênh khác là Google AdSense và Youtube AdSense góp lần lượt 327 tỷ đồng (chiếm 20,14%) và 269 tỷ đồng (16,01%). 

Để giảm tầm ảnh hưởng của các kênh “ngoài mình”, Yeah1 đã đầu tư 50 triệu USD cho chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động quốc tế, đồng thời tập trung nguồn lực xây dựng các kênh do Công ty sở hữu và tự vận hành. Tính đến thời điểm hiện tại, Yeah1 đã xây dựng kênh Nickoledeon (Nickelodeon Việt Nam, Nickelodeon Thái Lan) và những kênh phim hợp tác với TVB. Tuy nhiên, Yeah1 vẫn đang đẩy mạnh khai thác quảng cáo như Facebook (đóng góp doanh thu chỉ 0,88% đầu 2018), nên vẫn phải phụ thuộc vào các nền tảng quốc tế lớn nhất. Do đó, chiến lược của Yeah1 khó xoay chuyển tình thế trong 6 tháng như ông Tống đề cập.

Hiện Yeah1 đã quyết định đầu tư vào một công ty xây dựng hệ thống trên app, cũng có thể gọi là một mạng xã hội trên app hoặc đa nền tảng trên app với mục tiêu có tất cả các công cụ hỗ trợ như Website, Facebook... để vào các app- qua đó “minh chứng cho giá trị của Yeah1, khác biệt với những start-up bên ngoài. Nếu Yeah1 tự phát triển độc lập thì không thể phát triển nhanh và xa được, nhưng nếu được sự hỗ trợ của các nền tảng mà Yeah1 đang có, thì những mô hình kinh doanh đó sẽ trở thành các doanh nghiệp rất tốt trong thời gian tới.

Ngay cả như vậy, i hiệu quả của mô hình đó tới đâu khi tích hợp đa nền tảng trên app vốn dĩ đã, đang là thách thức của mọi ông lớn công nghệ Việt Nam – nhà đầu tư quan tâm Yeah1 vẫn đang chờ câu trả lời thực sự.

Rủi ro cổ phiếu truyền thông số

Đánh giá về thị trường truyền thông công nghệ số, ông Nguyễn Nhượng Ảnh Tống – Chủ tịch HDQT Yeah1 cho rằng, thị trường của Yeah1 và các doanh nghiệp cùng ngành còn tiềm năng rất lớn.

Trên TTCK, cổ phiếu YEG của Yeah1 đang là cổ phiếu “một mình một chợ” xét theo nhóm ngành. Bởi vậy, sự hồ hởi dành cho YEG giai đoạn đầu cũng như e ngại của nhà đầu tư về đặc thù kinh doanh trên những nền tảng chia sẻ từ quốc tế cũng đã phản ánh rất rõ ở những giai đoạn trồi sụt giá cổ phiếu.

Sự xuất hiện của YEG trong mắt nhà đầu tư ngoại cũng có sự…đặc biệt. Bởi gần cùng 1 thời điểm ra mắt thị trường, khi YEG chào sàn giá 250.000đ/cp rất “ngon nghẻ”, VTVCab đã ế ẩm hết mức trong đợt IPO với giá 140.900đ/cp – giá mà CTCP Chứng khoán HSC cho rằng định giá không cơ sở.

Ngoài việc xét giá cổ phiếu trên các hệ số cơ bản, cổ phiếu ngành truyền thông theo đánh giá của giới chuyên môn, thường định giá trên tài sản vô hình – lượng view của người xem, chia sẻ, cũng như trên big data mà họ sở hữu và cung cấp để tối ưu hóa các dịch vụ trên nền dữ liệu đó. Chính vì dựa vào tài sản vô hình luôn đi kèm những rủi ro cao, nên không chỉ Yeah1, mà những ông lớn khác trên TTCK quốc tế như Facebook hay Google luôn có thể gặp sự cố.

Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia tài chính đánh giá, với tư cách là dòng cổ phiếu mới và được khối ngoại quan tâm, cổ phiếu truyền thông công nghệ số vẫn có sức hút riêng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cổ phiếu YEG "lau sàn" sau khi Youtube ngừng hợp tác với Yeah1
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO