Cổ phiếu VRE tiếp tục bứt phá?

DƯƠNG THUỲ 05/06/2020 04:40

Cổ phiếu VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail tiếp tục bứt phá, hút mạnh dòng tiền trong những phiên giao dịch gần đây…

Cổ phiếu VRE tiếp tục hút dòng tiền đầu tư nôi và ngoại

Cổ phiếu VRE tiếp tục hút dòng tiền đầu tư nội và ngoại

Trong phiên giao dịch ngày 4/6, cổ phiếu VRE với gần 4 triệu cổ khớp lệnh đã tăng vọt lên 28.400 đồng/cổ phiếu. Điều này cho thấy cổ phiếu bất động sản thương mại VRE tiếp tục hút được dòng tiền của nhà đầu tư ngoại lẫn nội. So với các cổ phiếu trong ngành bất động sản bán lẻ thì VRE có sức hút dòng tiền mạnh nhất.

Ngành nghề kinh doanh chính của VRE là cho thuê các trung tâm thương mại bán lẻ và các dịch vụ liên quan; Đầu tư và phát triển kinh doanh bất động sản. Các mô hình trung tâm thương mại (TTTM) và bất động sản do VRE quản lý vận hành gồm Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza, Vincom+.

Theo các chuyên gia, nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ trọng tầng lớp trung lưu và thượng lưu tăng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện nhanh chóng... là những điều kiện tốt cho thị trường bán lẻ, bất động sản bán lẻ và các doanh nghiệp trong ngành phát triển. Điều đó đã tác động tích cực đến VRE, vì doanh nghiệp này là nhà phát triển, sở hữu và vận hành TTTM bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 60% thị phần trong ngành. 

Năm 2020, VRE có kế hoạch tiếp tục mở rộng các TTTM mới nhằm giữ vững thị phần và đảm bảo sự tăng trưởng trong kết quả kinh doanh của mình. VRE sở hữu các mô hình TTTM đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng nhờ việc VRE chú trọng đầu tư từ khâu thiết kế, xây dựng đến vận hành các TTTM một cách chuyên nghiệp.

Trong quý 1/2020, do VRE dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho khách thuê bị ảnh hưởng của ḍich COVID-19, khiến doanh thu cho thuê bất động sản sụt giảm so với năm 2019. Do đó, doanh thu thuần trong kỳ ghi nhận gần 1.686 tỷ đồng, giảm 26% và lãi ròng đạt hơn 492 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. 

Cẩn trọng với sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, VRE đặt ra kế họach kinh doanh khiêm tốn với doanh thu tăng 6,9% so với năm 2019, đạt 9.900 tỷ đồng, nhưng lợi nhụân sau thuế giảm 12,3% so với năm 2019, đạt 2.500 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, tình hình tài chính của VRE tương đối lành mạnh khi tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản và tổng nợ/vốn chủ sở hữu của VRE ở mức thấp so với trung bình của ngành.

Các chuyên gia chứng khoán lưu ý, rủi ro của VRE nằm ở sự suy giảm kinh tế do dịch COVID-19, khiến ngành công nghiệp bất động sản bán lẻ sẽ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, VRE đã có kế hoạch ứng phó với tác động này và được dự báo sẽ nhanh chóng khôi phục hoạt động trở lại khi dịch bệnh được đẩy lùi.  

Ngoài ra, áp lực cạnh tranh trên thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ ngày càng tăng cao, tuy nhiên, uy tín thương hiệu của VRE sẽ giúp doanh nghiệp này tiếp tục giữ vững được thị phần của mình.

Bằng phương pháp P/E, các công ty chứng khoán ước tính thị giá hợp lý của cổ phiếu VRE là 32.000-35.000 đồng/cổ phiếu. Do vậy, cổ phiếu VRE được khuyến nghị cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao cổ phiếu VRE trần với khối lượng dư mua lớn?

    Vì sao cổ phiếu VRE trần với khối lượng dư mua lớn?

    04:15, 08/04/2020

  • VRE của Vincom Retail vào danh sách chứng khoán giao dịch ký quỹ

    VRE của Vincom Retail vào danh sách chứng khoán giao dịch ký quỹ

    11:50, 23/05/2018

  • Điều gì khiến VRE được V.N.M ETF “đặc cách” thêm vào danh mục?

    Điều gì khiến VRE được V.N.M ETF “đặc cách” thêm vào danh mục?

    11:20, 13/03/2018

  • Lộ diện nhà tư vấn giao dịch thứ cấp cổ phiếu VRE trị giá 743 triệu đô

    Lộ diện nhà tư vấn giao dịch thứ cấp cổ phiếu VRE trị giá 743 triệu đô

    13:01, 10/11/2017

  • Vừa chào sàn, VRE đã đạt giá trị giao dịch lớn nhất trong lịch sử

    Vừa chào sàn, VRE đã đạt giá trị giao dịch lớn nhất trong lịch sử

    16:01, 07/11/2017

DƯƠNG THUỲ