VTD cầm cự qua mùa dịch

Lê Mỹ 22/06/2020 11:30

Mới lên sàn UPCoM chưa nóng chỗ, CTCP Du lịch Vietourist (UPCoM: VTD) đã xin chuyển lên sàn HNX với kỳ vọng chờ cơ hội phất lên khi ngành du lịch phục hồi hậu dịch COVID-19.

Trong thời gian qua, VTD đã gây được sự chú ý nhờ các hoạt động linh hoạt trong bối cảnh nền kinh tế ở trạng thái bình thường mới vẫn chưa lạc quan.

p/Cổ phiếu VTD liên tục sụt giảm trong thời gian qua.

Cổ phiếu VTD liên tục sụt giảm trong thời gian qua.

Có gì tặng nấy

Áp dụng chính sách “có gì tặng nấy”, VTD đã gây ấn tượng với việc công bố tặng tour du lịch khám phá Tây nguyên 3 ngày 4 đêm dành cho cổ đông tham dự ĐHCĐ bao gồm miễn phí đi lại, tài trợ cả vé máy bay cho cổ đông có trên 1.000 cổ phiếu. Cổ đông dưới 1.000 cổ phiếu vẫn được tặng tour nhưng tự túc đi lại.

Theo cơ cấu cổ đông của VTD, hầu hết các thành viên HĐQT và Ban điều hành đều sở hữu cổ phiếu với tỷ lệ cao trên 1.000 cổ phiếu. Việc tài trợ tour khám phá theo kiểu “cây nhà lá vườn” nhưng Công ty vẫn phải bỏ chi phí dịch vụ có thể xem là cách để “úy lạo” cổ đông, đồng thời tiếp sức cho các điểm đối tác mà các bên đang bắt tay khai thác giữa thời điểm vắng khách.

150 tỷ đồng là tổng doanh thu theo kế hoạch năm 2020 của VTD, chỉ tăng nhẹ so với năm 2019 do thận trọng trước tác động của đại dịch.

Ngoài VTD, có không ít công ty cũng đang chọn phương thức “có gì tặng nấy” để kích cầu tiêu thụ, như Đất Xanh gây sốc với chương trình “Cơ hội đầu tư sinh lợi kép: Sổ đỏ trao tay - Nhận ngay lợi nhuận”.

Việc tặng thêm ưu đãi, thêm lợi ích trải nghiệm dịch vụ của chính Công ty mình đã và đang được cho là một “chiêu” đơn giản nhưng hiệu quả giúp kích thích được cả nhà đầu tư tăng gom cổ phiếu để hưởng chương trình như quy định. Điều này giúp cổ phiếu VTD sau một vài phiên điều chỉnh gần đây, còn giữ được thị giá cao gấp đôi giá đóng cửa phiên chào sàn UPCoM cuối năm trước.

Cầm cự chờ cơ hội

Theo báo cáo thường niên VTD 2019, Công ty có 70% nguồn thu đến từ dịch vụ lữ hành quốc tế. Điều đó có nghĩa, nếu Việt Nam chưa thể lập tức mở cửa và xóa bỏ cách lý 14 ngày với “người về từ nghìn trùng”, thì VTD cũng không thể thúc đẩy tăng thu từ nguồn này do không có ai dám đi du lịch nước ngoài; chưa kể các quốc gia điểm đến lại cũng chưa thể mở cửa bầu trời.

Các nguồn thu còn lại của VTD là lữ hành trong nước và bán vé máy bay, rõ ràng ngoài việc chờ hiệu ứng tích cực của các chương trình “người Việt đi du lịch trong nước” đang được phát động, thì những nỗ lực loay hoay kích cầu trong khả năng có thể của VTD trước mắt cũng chưa thể cho phép công ty ghi nhận doanh thu.

Trong khó khăn hiện tại, VTD khá thận trọng với các chỉ tiêu kinh doanh năm nay với doanh thu 150 tỷ đồng, lãi gộp 3,8 tỷ đồng, tuy nhiên công ty chưa đưa ra phương hướng thuyết phục được khả năng tạo nguồn doanh thu này.

Việc VTD chuyển từ UPCoM sang HNX, theo đó, được giới quan sát đánh giá có thể là một nỗ lực khác tiếp tục tăng các động thái tạo thanh khoản, nâng đỡ giá cổ phiếu. Điều này sẽ có lợi cho VTD khi công ty cần nguồn lực để bù đắp doanh thu và cầm cự chờ “phất lên” khi ngành du lịch phục hồi.

Có thể bạn quan tâm

  • Kích cầu du lịch nội địa: Giảm giá nhưng phải nâng

    Kích cầu du lịch nội địa: Giảm giá nhưng phải nâng "chất"

    05:00, 17/06/2020

  • Nhiều startup du lịch nhìn thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’

    Nhiều startup du lịch nhìn thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’

    08:23, 16/06/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 13/6: Chính phủ yêu cầu triển khai mạnh mẽ thị trường du lịch nội địa

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 13/6: Chính phủ yêu cầu triển khai mạnh mẽ thị trường du lịch nội địa

    09:06, 13/06/2020

  • Liên minh kích cầu du lịch hậu COVID-19

    Liên minh kích cầu du lịch hậu COVID-19

    07:00, 13/06/2020

  • "Bong bóng du lịch": Mô hình tương lai?

    07:00, 12/06/2020

Cổ phiếu du lịch “gặp hạn”

Khảo sát của Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam cũng cho thấy doanh nghiệp du lịch vô cùng khó khăn khi có tới 77% doanh nghiệp dự kiến doanh thu quý 2/2020 sẽ sụt giảm mạnh. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp bi quan sẽ khó có thể phục hồi cho đến năm sau.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, doanh nghiệp du lịch lớn đầu ngành mới đây cũng cho biết đang phải “khởi nghiệp từ số 0”. Tuy Vietravel có kinh nghiệm, có nhân sự, có tour tuyến và mở các đường tour quốc tế lớn, song câu nói chua chát này phác thảo bức tranh khó khăn chung của mọi doanh nghiệp trong ngành, trước viễn cảnh thu hút 20 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong phát triển du lịch năm nay đã cầm chắc phá sản.

“Một khi cổ phiếu ngành hàng không còn được khuyến nghị “cân nhắc” thì sự cẩn trọng với cổ phiếu du lịch là cần thiết”, một chuyên gia chứng khoán nói và nhấn mạnh, hàng không sẽ là ngành mà Nhà nước khó buông do tác động rất lớn đến phát triển của mọi ngành nghề khác. Trong khi đó, du lịch lại là ngành bật dậy với mức tăng trưởng lớn nếu nền kinh tế phục hồi.

Lê Mỹ