Cẩn trọng đầu tư cổ phiếu thoái vốn Nhà nước
Theo Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt danh mục có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, có hơn 200 doanh nghiệp được thoái vốn.
Theo Quyết định 908/QĐ-TTg, có hơn 200 doanh nghiệp được đưa vào kế hoạch thoái vốn và phân loại thành 3 phụ lục: phụ lục I gồm 138 doanh nghiệp, phụ lục II gồm 18 doanh nghiệp và phụ lục III gồm 60 doanh nghiệp.
Trong phụ lục I, Sabeco là cái tên đáng chú ý nhất khi doanh nghiệp này sẽ được chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để tiến hành thoái vốn (thoái toàn bộ vốn Nhà nước, từ 36% về 0%), thời gian hoàn thành chuyển giao trước 31/8/2020. Cổ phiếu SAB đã phản ứng tích cực với thông tin này, nên đã tăng mạnh trong 23 phiên gần đây và trở thành một trong các cổ phiếu tâm điểm của thị trường. Phiên ngày 6/7, cổ phiếu SAB cán mốc 180.500 đồng/cổ phiếu. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, việc thoái vốn Nhà nước tại SAB có thể sẽ chưa diễn ra trong năm 2020.
Tiếp đó 18 doanh nghiệp trong phụ lục II cần hoàn thiện kế hoạch thoái vốn để trình Thủ tướng trước ngày 31/07/2020, trong đó bao gồm các công ty đầu ngành như Petrolimex (PLX), Vietnam Airlines (HVN), VEAM (VEA) hay Viglacera (VGC).
Trong khi đó phụ lục III bao gồm các doanh nghiệp được điều chỉnh kế hoạch thoái vốn từ giai đoạn 2016- 2020, trong đó đáng chú ý là ACV.
Đến nay, SCIC đã công bố danh sách thoái vốn Nhà nước trong năm 2020, bao gồm các doanh nghiệp như: BVH, FPT, BMI, TRA, DMC, VGT,... Mới đây, SCIC đã đưa ra thông báo chi tiết về kế hoạch thoái vốn Nhà nước đối với Công ty CP Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (UPCoM: KSE), đây là 1 trong 85 doanh nghiệp nằm trong danh sách thoái vốn dự kiến năm 2020 của SCIC.
Chia sẻ về tiềm năng của các cổ phiếu thoái vốn, ông Nguyễn Thanh Bình- Trưởng phòng Môi giới SSI, cho biết nhiều cổ phiếu trước khi nhà nước thoái vốn được nhà đầu tư săn đón bởi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, tiềm năng tăng trưởng tích cực, nên giá cổ phiếu tăng “nóng”. Không ít cổ phiếu được chào bán với mức giá cao.
Vì vậy, trong thời điểm này, cổ phiếu thoái vốn có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Bởi vì, dòng tiền chảy vào các cổ phiếu thoái vốn chủ yếu là dòng vốn đầu cơ.
Chẳng hạn như cổ phiếu SAB, sau một tháng Nhà nước thoái vốn thành công, thị giá cổ phiếu SAB đã giảm từ 340.000 đồng còn 230.000 đồng/cổ phiếu. Dù hồi phục tốt trong hơn 1 năm qua, song thị giá của SAB hiện cũng chỉ xoay quanh mức 175.00-180.000đ/cp. Hay như cổ phiếu BMP của Công ty CP Nhựa Bình Minh cũng giảm mạnh từ mức 96.000 đồng/cổ phiếu về mức giá thấp nhất trước khi Nhà nước thoái vốn.
Do vậy, các nhà đầu tư ngắn hạn cần cân nhắc khi xuống tiền đầu tư cổ phiếu thoái vốn Nhà nước, bởi đợt tăng “nóng” của những cổ phiếu này không bền vững. Các nhà đầu tư cần phải chờ những chuyển biến tích cực từ kết quả kinh doanh cốt lõi của các doanh nghiệp sau khi nhà nước thoái vốn để xuống tiền mua vào đầu tư dài hạn.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương nói gì về việc thoái vốn tại Sabeco?
14:00, 06/07/2020
Nhà nước thoái hết vốn, SAB sẽ ra sao?
04:30, 04/07/2020
Sabeco khó vượt thách thức
11:00, 28/05/2020
Cổ phiếu BMP duy trì đà tăng ngắn hạn?
05:00, 12/06/2020
BMP có triển vọng nào hậu COVID-19?
05:00, 14/05/2020
BMP sẽ thách thức với mức kháng cự nào?
05:00, 19/09/2019
ACV mong được cởi những “nút thắt” cơ chế
13:11, 30/05/2020
Kịch bản nào cho 'ông trùm sân bay' ACV trong năm 2020?
11:00, 05/03/2020