SAB sẽ đi về đâu?

LÊ MỸ 12/07/2020 07:30

Cuộc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty quốc tế của Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) sắp hoàn tất.

Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của SABp/qua quý 1 các năm qua.

Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của SAB qua quý 1 các năm qua.

Thủ tướng vừa phê duyệt danh mục thoái vốn Nhà nước năm 2020. Trong đó, SAB nằm trong danh sách chuyển giao từ Bộ Công thương về SCIC trước ngày 31/8/2020 để thực hiện thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước (36%).

Từ lợi thế chi phối…

Thời gian qua, những đồn đoán về mong muốn của ThaiBev thâu tóm, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ đồ uống có gas Việt Nam liên tiếp diễn ra. Thậm chí có thông tin cho rằng đây sẽ là “cửa sau” của dòng vốn nào đó từ Trung Quốc bước vào thị trường tiêu dùng nhanh Việt Nam. Hoặc SAB sẽ được ThaiBev làm đẹp, cho lên sàn niêm yết quốc tế sau khi tìm đối tác chiến lược thu lại vốn lẫn lãi, nhường SAB vào tay các tỷ phú đang dư tiền của Trung Quốc…

Trở lại với thực tế, người Thái giờ đây lại đang có thêm một lợi thế mới. Đó là việc SAB lọt danh sách Nhà nước sẽ bán tiếp hơn 36% vốn còn lại trong hết năm nay. Tức là cơ hội cho ThaiBev chi phối hoàn toàn SAB đang ở ngay trước mắt.

716 là tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1 năm 2020 của SAB, giảm tới hơn 44% so với cùng kỳ năm 2019.

Giới chuyên gia đánh giá, đây là cơ hội tốt cho người Thái, nhưng chẳng tốt cho bất kỳ ai bởi chẳng còn ai muốn tham gia đấu giá hay tranh giành với ThaiBev làm gì cho…mất công. Vì chưa nói đến nguồn lực tài chính hay khả năng chi tiền, mà vấn đề là có “ẵm” hết 36% cổ phần nói trên, thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi ThaiBev đang nắm 53,59% cổ phần SAB. Vấn đề là người Thái muốn tận dụng lợi thế đó ở mức độ bao nhiêu mà thôi.

… đến bất lợi thị trường

Có thể nói, bàn cờ với lợi thế - bất lợi của Thái Lan và cả cổ đông Nhà nước tại SAB đang có nhiều nước đảo ngược.

Phía Thái Lan đang đứng trước nhiều bất lợi hữu hình lẫn vô hình. Đó là khó khăn từ tái cấu trúc một Tổng công ty mà như cách họ gọi, là một hệ thống “con ông cháu cha” chằng chịt, đến những thách thức bất ngờ hay còn có tên khác là “rủi ro chính sách”. Trong đó, theo như Tập đoàn này công bố, quá trình chuyển đổi SAB thành công ty quốc tế đã gần như hoàn thành. Nhưng, Nghị định 100/2019 NQ-CP là ngoài dự tính. Sòng phẳng mà nói, đây là rủi ro chính sách lớn nhất của SAB, sau tái cấu trúc, sau tranh đấu để chống hồi tố thuế hàng nghìn tỷ đồng, mà đến nay SAB chưa tìm được lối ra. Cùng với đó là đại dịch COVID-19…

Về phía cổ đông Nhà nước tại SAB, một chuyên gia phân tích vị thế so với cách đây 3 năm cũng đã khác. Hơn 3 năm trước, chúng ta ở “kèo trên” vì SAB là miếng mồi thơm. Và muốn hưởng trọn vẹn miếng ngon này, người Thái phải trả giá lớn. Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay, thì 36% vốn muốn bán sẽ là khoảng “mắc kẹt” mà quyền trả giá lại thuộc về bên mua.

“Cổ đông Thái Lan có thể sẽ nghiêng về tăng sở hữu tại SAB lên trên 65% để đạt tỷ lệ chi phối toàn bộ doanh nghiệp này. Tuy nhiên sẽ không có chuyện giá cổ phiếu SAB vượt giá thị trường như trước đây”, vị chuyên gia trên đánh giá. 

Chờ giảm rủi ro?

Năm nay, lần đầu tiên SAB đặt doanh thu và lợi nhuận giảm khủng ở 2 con số lớn, lần lượt 37% và 39%, tương đương doanh thu dự kiến đạt 23.800 tỉ đồng và lợi nhuân sau thuế 3.252 tỉ đồng. Đây là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây của SAB.

Một so sánh có thể là khập khiễng song cho thấy khó khăn của SAB đang quá lớn. Một Công ty FMCG có vốn hóa chỉ gần bằng 1/2 của SAB, niêm yết tại UPCoM, nhưng đặt chỉ tiêu lợi nhuận từ tối ưu hóa chi phí, để hướng đến 4.700- 4.900 tỷ đồng năm 2020, cao hơn SAB hẳn 1.500 tỷ đồng. Rõ ràng, quá trình quốc tế hóa SAB vẫn chưa đủ để Công ty có thể cắt giảm tốt chi phí hoat động.

Trong một thị trường mà sức cạnh tranh ngày càng lớn, lợi thế của một thương hiệu Việt Nam đang dần mờ nhạt, SAB lại chưa đủ để trở thành thương hiệu ngoại binh được người Việt sẵn sàng đón nhận và ưa chuộng như Heneiken, Tiger hay Sapporo. ThaiBev có còn tiếp tục dũng cảm trả một cái giá đắt để quyết liệt khẳng định SAB không bất định, rất có thể sẽ phụ thuộc cơ hội thay đổi hoặc điều chỉnh giảm rủi ro từ chính sách.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công Thương nói gì về việc thoái vốn tại Sabeco?

    Bộ Công Thương nói gì về việc thoái vốn tại Sabeco?

    14:00, 06/07/2020

  • Nhà nước thoái hết vốn, SAB sẽ ra sao?

    Nhà nước thoái hết vốn, SAB sẽ ra sao?

    04:30, 04/07/2020

  • ĐHCĐ Sabeco: 6 tháng đầu năm 2020 là khoảng thời gian khó khăn chưa có tiền lệ

    ĐHCĐ Sabeco: 6 tháng đầu năm 2020 là khoảng thời gian khó khăn chưa có tiền lệ

    15:47, 30/06/2020

  • Bộ Công Thương nói gì về tin đồn Việt Nam mua lại Sabeco?

    Bộ Công Thương nói gì về tin đồn Việt Nam mua lại Sabeco?

    19:42, 03/06/2020

  • Bộ Công Thương mua cổ phiếu Sabeco: Thông tin sai sự thật

    Bộ Công Thương mua cổ phiếu Sabeco: Thông tin sai sự thật

    18:38, 03/06/2020

  • Sabeco khó vượt thách thức

    Sabeco khó vượt thách thức

    11:00, 28/05/2020

  • Sabeco chống đỡ cú sốc “kép”

    Sabeco chống đỡ cú sốc “kép”

    11:00, 10/05/2020

LÊ MỸ