Cổ phiếu MPC "lao dốc" khi bị tố gian lận xuất xứ tôm xuất khẩu sang Mỹ

HÀ PHƯƠNG 23/10/2020 11:00

Cổ phiếu MPC của Công ty CP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (HoSE: MPC) đã giảm gần 9% sau kết luận của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) về việc MPC vi phạm luật thương mại Mỹ.

Cổ phiếu MPC lao dốc gần 9% sau kết luật của cơ quan CPC về hành vi gian lận xuất xứ tôm sang Mỹ

Cổ phiếu MPC lao dốc gần 9% sau kết luận của CPC về việc MPC gian lận xuất xứ tôm xuất khẩu sang Mỹ

Trong phiên giao dịch ngày 22/10, cổ phiếu MPC đã lao dốc mạnh xuống còn 26.300 đồng/cổ phiếu (tương đương với 8,4%) với khối lượng khớp lệnh 415 ngàn cổ phiếu.

Sở dĩ cổ phiếu MPC giảm sâu do CPC kết luận có đủ bằng chứng cho thấy MSeafood Corporation (MSeafood) – chi nhánh của MPC vi phạm luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ. Theo đó, sản phẩm tôm xuất khẩu bởi MPC từ Việt Nam đến Mỹ sẽ phải chịu lệnh thuế chống bán phá giá như tôm Ấn Độ.

Được biết ngày 22/10 vừa qua, MPC đã có phản hồi chính thức đối với kết luận của CPC và cho rằng quyết định trên của CBP là một bất ngờ lớn. Trước đó, MPC đã hợp tác toàn diện với cuộc điều tra và chứng minh rõ cách xử lý và tách biệt những lô tôm có xuất xứ Việt Nam và tôm có xuất xứ Ấn Độ trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo chỉ có tôm Việt Nam mới xuất đi Mỹ. Tuy nhiên, CBP không sang Việt Nam thẩm tra tại thực địa, mà thiết lập tiêu chuẩn đánh giá riêng về phân tách tôm và yêu cầu MPC phải sử dụng phương pháp này, không chấp nhận phương pháp doanh nghiệp đã sử dụng 4 năm qua.

MPC cho biết sẽ thực hiện quyền kháng cáo đối với quyết định của CBP. Nếu kháng cáo không mang lại kết quả như kỳ vọng, MPC sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Thương mại Quốc tế.

Cùng với những thông tin bất lợi nói trên, tình hình kinh doanh của MPC không mấy sáng sủa. Lũy kế nửa đầu năm nay, MPC ghi nhận doanh thu giảm 26% xuống 5.580 tỷ đồng và lãi ròng đạt 236 tỷ đồng. So với kế hoạch, Công ty chỉ mới thực hiện 25% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm.

Được biết, dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến thị trường xuất khẩu của MPC bị ảnh hưởng nặng nề. Thống kê 5 tháng đầu năm cho thấy, giá trị sản xuất của MPC giảm 8% và xuất khẩu giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. 

Thị trường Mỹ là thị trường chính của MPC

Thị trường Mỹ là thị trường chính của MPC

Không những thế, MPC còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng. Hiện xuất khẩu tôm từ Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá bán từ các thị trường xuất khẩu như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Ecuador do giá giá thành sản xuất tôm của Việt Nam đang cao hơn từ 10-30%, khiến giá bán xuất khẩu khó cạnh tranh với các thị trường này.

Công ty Chứng khoán MBS cho rằng, trong dài hạn, để giảm thiểu tác động từ áp lực cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận, việc đẩy mạnh chế biến các sản phẩm tôm giá trị gia tăng của MPC cần được chú trọng hơn và chủ động hơn về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. 

Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, trong thời gian trước mắt, các nhà đầu tư cần thận trọng với cổ phiếu MPC, vì áp lực điều chỉnh đối với MPC có thể sẽ tiếp diễn sau khi CPC kết luận MPC gian lận xuất xứ khi xuất khẩu tôm sang Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Hưởng lợi từ EVFTA, MPC sẽ tiếp tục

    Hưởng lợi từ EVFTA, MPC sẽ tiếp tục "nổi sóng"?

    06:00, 16/09/2020

  • MPC lại “còng lưng” gánh hạn

    MPC lại “còng lưng” gánh hạn

    11:00, 01/03/2020

  • Nhà đầu tư tiếp tục quay lưng với cổ phiếu MPC?

    Nhà đầu tư tiếp tục quay lưng với cổ phiếu MPC?

    03:40, 21/01/2020

  • MPC lại “mắc cạn”?

    MPC lại “mắc cạn”?

    05:06, 16/11/2019

  • Giá vốn lên cao, lãi ròng MPC

    Giá vốn lên cao, lãi ròng MPC "lao dốc"

    00:23, 16/08/2019

  • Cổ phiếu MPC bật tăng sau phản hồi cáo buộc tránh thuế bán phá giá tại Mỹ

    Cổ phiếu MPC bật tăng sau phản hồi cáo buộc tránh thuế bán phá giá tại Mỹ

    17:05, 07/06/2019

HÀ PHƯƠNG