Hưởng lợi từ EVFTA, MPC sẽ tiếp tục "nổi sóng"?

Diendandoanhnghiep.vn Kể từ đầu tháng 8 khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (UPCOM: MPC) đã tăng 24%.

Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu MPC theo tuần

Cổ phiếu MPC đã tăng rất mạnh kể từ đầu tháng 8 khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực.

Là nhà sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, các sản phẩm của MPC đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ với doanh thu tập trung ở 3 thị trường chính là bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada), Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU). Đây đều là các thị trường cao cấp nên các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá cao và ổn định, nhưng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ. MPC là một trong số ít các danh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất con giống, xây dựng nuôi công nghệ cao đến chế biến các mặt hàng tôm đông lạnh và tôm giá trị gia tăng nên hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu đó.

Trên thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn do khống chế dịch bệnh COVID-19 tốt hơn, trong khi các nguồn cung khác từ Ấn Độ và Ecuador vẫn còn đang phải chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh. Các nhà chế biến và xuất khẩu tôm của Ấn Độ, Ecuador không chỉ chịu tác động bởi đơn hàng giảm, mà ngay cả hoạt động sản xuất trong nước bị đình trệ do lệnh phong tỏa, thiếu công nhân trong các nhà máy do họ không đi làm vì lo ngại bị nhiễm bệnh. Do đó, MPC đang có nhiều lợi thế cạnh tranh tại Mỹ.

Với thị trường EU, ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU có mức thuế từ 12- 20% giảm về 0%, như tôm sú đông lạnh... Sau 5 đến 7 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm khác sẽ được điều chỉnh về 0%. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho MPC đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.

Với thị trường Nhật Bản, trong nhiều năm nay Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản nhờ những lợi thế so với các nguồn cung khác trên thị trường Nhật Bản. Hiện nay trong cơ cấu cổ đông của MPC, Mitsui (thông qua công ty con MPM Investments) là 1 trong 5 công ty lớn nhất Nhật Bản đang nắm giữ 35,1% cổ phần. Bắt tay hợp tác với Mitsui sẽ giúp MPC tăng chiếm lĩnh thị trường tôm Nhật Bản cũng như thế giới.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của MPC năm 2019

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của MPC năm 2019

Theo báo cáo tài chính bán niên 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên doanh thu và lợi nhuận của MPC đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể doanh thu thuần đạt 5.601 tỷ đồng, giảm 25,9% và lợi nhuận gộp đạt 578 tỷ đồngm giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận gộp bán niên 2020 là 10,3%, tuy nhiên nếu tính riêng quý 2 năm 2020 tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 12,3%, cao hơn quý cao nhất của năm 2019. Điều này là phù hợp vì giai đoạn vừa qua giá tôm đang có xu hướng tăng trở lại.

Xu hướng tăng nói trên còn kéo dài là hoàn toàn có cơ sở vì theo đánh giá của VASEP, tôm Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội xuất khẩu trong giai đoạn hậu COVID-19 khi các nguồn cung chính của thế giới như Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đều đang gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Hơn nữa, hoạt động sản xuất của ngành tôm cũng bị tác động bởi tính chất mùa vụ, thường có doanh thu và lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm và tăng cao trong các giai đoạn nửa cuối năm. Do đó, trong giai đoạn cuối năm nay, doanh thu và lợi nhuận của MPC sẽ tốt hơn.

Tính đến cuối quý 2 năm 2020, hàng tồn kho của MPC trị giá 4.138 tỷ đồng, tăng 42,9% so với đầu năm nay và tương đương với mức tồn kho của cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tăng mạnh giá trị hàng tồn kho, nhưng chi phí tài chính, trong đó có chi phí lãi vay đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. MPC có thể đang được hưởng lợi từ việc NHNN đã liên tục hạ các lãi suất cơ bản xuống mức rất thấp, kéo theo lãi vay của các ngân hàng cũng giảm mạnh. Đồng thời trong quý 2/2020, MPC ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái là 39 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ và còn 17 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện được phân bổ lãi vào quý sau. Trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu thị trường ổn định trở lại cùng với giá tôm đang có xu hướng tăng sẽ giúp MPC tăng doanh thu và lợi nhuận.

Từ những kỳ vọng về xu hướng phục hồi của ngành xuất khẩu tôm Việt Nam, đặc biệt sau khi EVFTA có hiệu lực, giá cổ phiếu MPC đã có sóng tăng giá mạnh mẽ vượt qua vùng 30.000 đ/cp. Kết quả kinh doanh quý 3 năm 2020 của MPC được kỳ vọng sẽ tích cực, đây có thể sẽ là cú hích cho MPC vượt vùng kháng cự này lên vùng giá 42.000 đ/CP.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hưởng lợi từ EVFTA, MPC sẽ tiếp tục "nổi sóng"? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714073138 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714073138 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10