MPC lại “còng lưng” gánh hạn

Diendandoanhnghiep.vn Việc ổn định phong độ trên “ngôi vương” về chế biến và xuất khẩu tôm, với Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) không hề dễ dàng khi đang còng lưng ứng phó “hạn” mới.

Trước khi việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá của MPC có kết quả “2 năm rõ 10” tại Mỹ, ít nhất trong quý I/2020, doanh nghiệp này sẽ còn phải gánh tác động tiêu cực của chiến dịch điều tra này.

p/Doanh thu xuất khẩu ccủa MPC năm 2018- 2019

Doanh thu xuất khẩu ccủa MPC năm 2018- 2019

Kinh doanh theo “thời vận”

Được “mặc định” đứng đầu xuất khẩu tôm, với doanh thu và thị trường trải rộng từ Âu sang Á, MPC cũng là một trong những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá thất thường.

Vòng kinh doanh “thăng giáng” của MPC được ghi nhận lặp lại khá đều đặn như kiểu chu kỳ mang tính…“thời vận” tính bằng 2 năm 1 lần. Năm 2013, MPC tăng trưởng doanh thu vượt mốc 500 triệu USD, cao nhất trong vòng 5 năm kể từ khi suy thoái. Năm 2015, MPC hủy niêm yết tại HoSE với dấu ấn của thị trường tôm phá giá mạnh. Năm 2017, MPC trở lại UPCoM vào 2017 cùng kết quả kinh doanh khởi sắc hơn. Năm 2019, tạm êm ấm một thời gian, MPC lại gặp hạn với chiến tranh thương mại Mỹ- Trung. Theo đó, lợi nhuận sau thuế MPC chỉ còn 443 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ.

442 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 của MPC, giảm tới hơn 46% so với năm 2018.

Thiếu nguyên liệu đã dẫn đến nghi ngờ và cáo buộc MPC nhập tôm đông lạnh xuất sang Mỹ, khiến doanh nghiệp bị điều tra lẩn tránh chống bán phá với công ty con tại Mỹ. Đáng nói thị trường Mỹ đối với MPC có vai trò hết sức quan trọng, dẫn đầu về kim ngạch. Kể cả khi giảm sút, thị trường này vẫn có kim ngạch nhập khẩu cao vượt Nhật và EU trong nhóm các thị trường xuất khẩu lớn nhất của MPC. Riêng năm 2019, Mỹ đã chi 245,87 triệu USD, giảm gần 20% so với 2018 để nhập khẩu hàng của MPC, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm của MPC.

Rủi ro ngoài dự liệu

Nhận thức vai trò quan trọng của vùng nguyên liệu, năm 2019 MPC đã quyết định chi lớn cho cho công ty Nuôi trồng thủy sản Minh Phú -Lộc An (tăng thêm 280 tỷ đồng lên mức 720 tỷ đồng). Điều đó giúp năng lực sản xuất của MPC mỗi năm tăng từ 2-3 vụ lên 4-5 vụ. MPC kỳ vọng đây sẽ là sự chủ động nguồn nguyên liệu cho năm 2020, với dự kiến có 554 ao chuẩn bị cho vụ nuôi sau Tết Canh Tý. Song song đó, MPC đưa vào hoạt động 400 ao tại Minh Phú Kiên Giang, đưa sản lượng nuôi tôm công nghệ cao lên 18.000 tấn/năm. Kỳ vọng này có lẽ chưa tính đến rủi ro ngoài dự liệu hạn và mặn năm nay diễn biến khốc liệt hơn, “đánh thẳng” vào các địa phương quan trọng của vùng nuôi tôm ĐBSCL, nơi đang chiếm 83% sản lượng và 92% diện tích nuôi.

Trong khi đó, mô hình thích ứng hạn mặn với doanh nghiệp xã hội nuôi tôm sinh thái, chưa công bố được tỷ trọng tôm nước lợ, tôm sinh thái từ các cổ đông nông dân cung cấp cho rổ hàng nguyên liệu của MPC. Do đó, mô hình này chắc chắn chưa thể gánh vác việc thiếu hụt nguyên liệu cho MPC.

Ngoài ra, rủi ro của thị trường xuất khẩu được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của MPC trong quý I/2020. Nhật Bản- thị trường lớn của MPC chỉ sau Mỹ, đã giảm kim ngạch nhập khẩu hàng tới 46%, tương ứng với tác động chính sách tăng thuế ở quốc gia này trong quý IV/2019. Với diễn biến dịch SARS-CoV-02, Nhật sẽ tiếp tục cắt giảm chi tiêu trong năm nay, trong khi MPC cũng gặp khó ở thị trường Hàn Quốc. Do đó, thị trường EU được kỳ vọng sẽ giúp MPC xoay chuyển tình thế, nếu vua tôm hóa giải được bài toán thiếu nguyên liệu.

Cửa rộng và hẹp với thủy sản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do nghỉ Tết Nguyên đán, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 1/2020 đã giảm sâu, chỉ đạt khoảng 556 triệu USD, chưa bằng tổng kim ngạch xuất khẩu 12 tháng của MPC trong năm 2019. Trong tháng 2/2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm do dịch SARS-CoV-2 làm “đóng băng” thị trường Trung Quốc.

Với các doanh nghiệp thủy sản nói chung, thị trường Châu Âu vẫn đang là thị trường tiềm năng, đặc biệt khi EVFTA đang mở cửa rộng 27 thị trường (không gồm cả Anh) cho hàng hóa Việt Nam.

Trung tâm WTO và VASEP đánh giá, EVFTA chỉ thực sự rộng cửa với các doanh nghiệp lớn và hẹp cửa với doanh nghiệp nhỏ- những đơn vị còn xa lạ trong kỹ thuật vượt các hàng rào bảo hộ của các quốc gia.
Trung tâm WTO và VASEP cho rằng doanh nghiệp thủy sản cần tận dụng cơ hội đón vốn ngoại từ EU, liên kết và nâng cao công nghệ, tìm lối đi bền vững. Bài học của MPC sau nhiều lần trồi sụt đã phải tái cơ cấu quyết liệt cùng dòng vốn ngoại, sau mùa thiên tai và dịch bệnh này, theo đó, có thể sẽ được nhiều doanh nghiệp thủy sản lần giở lại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết MPC lại “còng lưng” gánh hạn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714051393 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714051393 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10