Rủi ro trái phiếu năng lượng

LÊ MỸ 18/03/2021 16:00

Năng lượng thủy điện và năng lượng tái tạo là 2 lĩnh vực thử thách khả năng “vượt thác” của không ít doanh nghiệp trong năm qua.

Bởi vậy khi đầu tư vào trái phiếu năng lượng, các nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro nhất định.

Cuộc chạy đua tới thừa nguồn cung

Năng lượng thủy điện đã từng hoặc đang làm khó rất nhiều doanh nghiệp từ Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai đến REE, Đạt Phương… Khi đầu tư thủy điện thiếu hiệu quả, thì đầu tư năng lượng tái tạo trở thành xu hướng mới.

Theo thống kê của EVN, kết thúc năm 2020, công suất lắp đặt điện mặt trời (loại hình trên 1 MW) trong cả nước là 8.473 MW. Như vậy bước vào năm 2021, cả nước đã có tổng cộng 16.205 MW điện mặt trời các loại hình có đấu nối với lưới điện quốc gia. Như vậy, Việt Nam đã làm nên kỳ tích về phát triển điện mặt trời trên thế giới khi chỉ trong 2,5 năm đã tăng trưởng khoảng 16.000 lần về điện mặt trời các loại.

Điều đó đồng nghĩa Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn thừa cung điện mặt trời so với dự báo về nhu cầu tiêu thụ. Bởi vậy trong năm 2021, EVN dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỷ KWh điện mặt trời, điện mặt trời áp mái.

Ba hệ lụy liên đới

Để chạy đua cho các dự án năng lượng tái tạo, nhiều doanh nghiệp đã chạy đua huy động vốn dài hạn bằng trái phiếu. Những rủi ro đến nay cũng đã bắt đầu dần lộ diện.

Trái phiếu năng lượng hút vốn chỉ sau nhóm bất động sản và ngân hàng trong năm 2020

Trái phiếu năng lượng hút vốn chỉ sau nhóm bất động sản và ngân hàng trong năm 2020 (ảnh: Hùng Phi)

Theo TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, Chuyên gia kinh tế, có 3 rủi ro cơ bản:

Thứ nhất, vốn đầu tư phụ thuộc quá lớn vào kênh trái phiếu doanh nghiệp, trong khi doanh thu của các dự án hầu hết chỉ được phát sinh trong 2020 hoặc từ 2021, khiến chủ đầu tư phát hành trái phiếu sẽ có thời điểm rơi vào vùng trả lãi trái chủ sớm, gây áp lực tài chính sớm so với giai đoạn ghi nhận doanh thu dự phóng.

Thứ hai, đáng quan ngại hơn là do chạy đua đóng nối lưới điện quốc gia đúng thời gian, nhiều dự án có thể sẽ bị coi nhẹ khâu đảm bảo chất lượng vận hành. Bên cạnh đó, việc cung vượt quá cầu, đường truyền tải chưa đồng bộ khiến EVN cắt giảm, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng doanh thu dự kiến của các doanh nghiệp.

Thứ ba, cũng do độ chóng vánh đầu tư mà có địa phương ưu đãi dự án, chạy đua hút vốn, đã xuất hiện tình trạng quy hoạch, cấp phép dự án chưa đúng quy định. Quy hoạch của Ninh Thuận – điểm nóng năng lượng tái tạo với hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng, triển khai dự án năm qua, theo Thanh tra Chính phủ, đã lộ diện những mặt trái phía sau hàng loạt dự án điện tái tạo lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng đã đầu tư khủng vào trái phiếu doanh nghiệp năm 2020

    Ngân hàng đã đầu tư khủng vào trái phiếu doanh nghiệp năm 2020

    05:50, 05/03/2021

  • Trái phiếu doanh nghiệp sẽ “hạ nhiệt”?

    Trái phiếu doanh nghiệp sẽ “hạ nhiệt”?

    16:01, 03/03/2021

  • Khi tổ chức phi tín dụng bị

    Khi tổ chức phi tín dụng bị "siết" cấp vốn kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp

    05:45, 17/02/2021

  • Trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng lượng chào bán ra công chúng

    Trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng lượng chào bán ra công chúng

    06:30, 10/02/2021

  • Hạn chế ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, quy định có thiết thực?

    Hạn chế ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, quy định có thiết thực?

    06:10, 28/01/2021

LÊ MỸ