Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sẽ "thấp cổ bé họng"?

NGUYỄN LONG 26/03/2021 14:00

Với việc chỉ nâng lô giao dịch lên 1.000 với cổ phiếu vừa và nhỏ có mệnh giá thấp hơn 30.000 đồng để giảm nghẽn lệnh, liệu có gây mất công bằng trên thị trường?

Ông Lê Hải Trà vừa được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc HoSE sau thời gian phụ trách HĐQT của HoSE

Ông Lê Hải Trà vừa được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc HoSE sau thời gian phụ trách HĐQT của HoSE

Nhắm nâng lô cổ phiếu nào?

Trong khi chờ đợi HoSE và FPT triển khai giải pháp công nghệ chống nghẽn lệnh, người đứng đầu HoSE - Tổng Giám đốc Lê Hải Trà vừa nêu quan điểm rằng nếu nâng lô cổ phiếu lên 1.000 đối với các cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng, trong khi giữ nguyên lô 100 với cổ phiếu thị giá cao hơn có thể sẽ giúp giảm được hơn 20% số lượng lệnh hiện nay. Việc áp dụng nhiều giải pháp một lúc (nâng lô, chuyển giao dịch HNX…) sẽ giúp giảm tải cho hệ thống.

Trước đó, ông Lê Hải Trà cũng đã có quan điểm nâng lỗ giao dịch lên 1000 cho các lệnh, đối với các cổ phiếu nói chung trên thị trường.

Diễn đàn Doanh nghiệp cũng đã từng thông tin về giải pháp giảm nghẽn lệnh cho sàn HoSE. Trong đó, giải pháp ngắn hẹn theo chia sẻ của các chuyên gia, là cơ quan quản lý có thể xem xét nâng lô cổ phiếu tối thiểu lên 1.000 đơn vị đối với các nhóm cổ phiếu có thị giá dưới 10.000 đồng/cp; còn các cổ phiếu có thị giá trên 10.000 đồng/cp sẽ được áp dụng lô tối thiểu 100 đơn vị.

Tuy nhiên, với việc chỉ nâng lô lên 1.000 cổ phiếu với cổ phiếu vừa và nhỏ có mệnh giá thấp hơn 30.000 đồng để giảm nghẽn lệnh trên thị trường liệu có gây mất công bằng trên thị trường? 

Chia sẻ với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Tân Việt (TVSI) cho rằng: 

"Mức vốn hóa trung bình của nhóm cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng– 67 % tổng số lượng mã trên sàn - có mức thấp hơn so với các nhóm còn lại khá nhiều. Mức vốn hóa này cho nhóm cổ phiếu thị giá dưới 30.000 đồng chỉ ở mức 300 tới 1.500 tỷ đồng, cho thấy chủ yếu midcaps và smallcaps. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ thường có mức biến động giá cao hơn, cùng với đó là thường thì về mặt dài hạn có khả  năng sinh lời thấp hơn nhóm vốn hóa lớn. Ví dụ như ROE của nhóm cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng thì khoảng dưới 11.4% và không cao bằng các nhóm thị giá lớn hơn". 

(Nguồn: TVSI)

(Nguồn: TVSI)

Như vậy, áp dụng lô lớn với cổ phiếu thị giá thấp dưới 30.000 đồng tức là Nhà điều hành muốn giảm số lệnh trực tiếp đối với nhóm này, đây là phương án tốt hơn so với việc áp dụng chung toàn bộ các mã. Phương án này không những giúp giảm số lệnh như mong muốn mà còn đâu đó giúp giảm rủi ro dài hạn cho nhà đầu tư, ông Nam nói.

Tuy vậy, ở phía nhà đầu tư, nhiều người vẫn có quan điể: "Biện pháp nâng lô giao dịch chỉ nên áp dụng cho cổ phiếu thị giá dưới 10.000 đồng thì đúng hơn, giảm được số lệnh của các cổ phiếu thị giá thấp trên thị trường".

Thanh khoản sẽ chịu tác động ra sao?

Nhà đầu tư đang mong ngóng từng ngày HoSE hết nghẽn.

Nhà đầu tư đang mong ngóng từng ngày HoSE hết nghẽn.

Theo ông Nam, việc nâng lô về cơ bản ở bất kỳ phướng diện nào sẽ khiến tính thanh khoản giảm trên thị trường (giả sử lực cầu không đổi ở mọi thời điểm). Bởi trên thế giới thì việc khuyến khích các lô giao dịch nhỏ là xu hướng, mục đích là để thu hút càng nhiều nhà đầu tư tham gia sẽ tốt hơn.

Với việc nâng lô với cổ phiếu thị giá dưới 30.000 đồng chắc chắn là sẽ có phân biệt các cổ phiếu theo thị giá, và hoàn toàn có thể làm nhà đầu tư đắn đo với các vùng giá lân cận với 30.000 đồng, vì ở vùng đó họ hoàn toàn có thể phải sử dụng số tiền nhiều hơn để sở hữu đủ lô cổ phiếu. Ngoài ra, khi cổ phiếu tăng giá từ mức dưới 30.000 đồng lên trên 30.000 đồng thì sẽ xuất hiện nhiều lô “lẻ” do nhà đầu tư đã mua từ trước đó, dĩ nhiên sẽ không bán được trên sàn mà phải thông qua CTCK tạo nên sự bất tiện trong giao dịch.

(Nguồn: TVSI)

(Nguồn: TVSI)

Mặc dù vậy, nhìn chung phương pháp này rõ ràng tốt hơn phương án cũ (áp dụng với toàn bộ mã trên sàn) song vẫn là phương pháp ngắn hạn giải quyết tình trạng “tắc đường”. "Còn về thông lệ thì dù cổ phiếu ở bất kỳ mức giá nào cũng cần được đối xử như nhau, không phải doanh nghiệp có thị giá thấp thì không được ưu tiên. Việc phân biệt thị giá hiện nay chỉ là yếu tố mang tính chất kĩ thuật để giải quyết tình trạng nghẽn lệnh trên thị trường" - ông Lê Ngọc Nam nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • HOSE mãn tính

    HOSE mãn tính "nghẽn lệnh", nhà đầu tư không biết kêu ai...

    11:10, 25/02/2021

  • “Thông đường

    “Thông đường" cho cổ phiếu

    14:30, 25/02/2021

  • Xử lý sự cố HoSE: Cơ hội để doanh nghiệp tư nhân khẳng định thế mạnh

    Xử lý sự cố HoSE: Cơ hội để doanh nghiệp tư nhân khẳng định thế mạnh

    05:30, 20/03/2021

  • Chuyển sàn

    Chuyển sàn "ngược" và giải pháp kỹ thuật "cứu" HoSE

    06:15, 11/03/2021

NGUYỄN LONG