Cổ phiếu PPS có hưởng lợi do thiếu hụt nguồn điện từ khu vực?
PPS - Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam niêm yết tại sàn HNX đang được các chuyên gia nhận định sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam có khả năng bán điện sang các nước trong khu vực...
Dù khá khiêm tốn và chỉ là công ty con của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã CK: POW); trong đó công ty mẹ POW thuộc cổ đông Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51%; tổ chức nước ngoài là TYTL Power Seviceces Snd.Bhd sở hữu 18% và American LLC chiếm 4,48%; nhiều phiên giao dịch gần đây, PPS đã được dòng tiền để ý. Trung bình mỗi phiên giao dịch PPS có hơn hơn 1 triệu cổ phiếu khớp lệnh.
Cụ thể, phiên giao dịch 24/9, 102 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh với tổng giá trị lên tới 1.274 tỷ đồng; Phiên giao dịch 27/9, 155 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh với tổng giá trị lên tới 1.955 tỷ đồng; Phiên ngày 28/9, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Theo giới đầu tư đây là giá trị khá lớn của cổ phiếu Midcap (vừa và nhỏ) trên sàn HNX.
Vậy PPS có gì đặc biệt?
Theo các kỳ báo cáo tài chính năm qua và bán niên 2021, PPS đã có những chuyển biến rõ rệt về hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, PPS ghi nhận doanh thu đạt 98,6 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 8 tỷ đồng, lãi ròng đạt hơn 6,4 tỷ đồng, tăng 14,3%. Theo Ban Lãnh đạo PPS, nguyên nhân giúp lợi nhuận tăng chủ yếu do doanh nghiệp đã chú trọng điều tiết, tiết giảm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận. Năm 2021, PPS thông qua kế hoạch sản suất kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 273,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 19,8 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, PPS đã hoàn thành được lần lượt 36,1% và 40,4% kế hoạch năm.
Tính đến cuối quý 2/2021, tổng tài sản PPS đạt 411,4 tỷ đồng, giảm 14,6%. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 22,1% xuống còn 283,6 tỷ đồng; tiền và các khoản tương đương tiền tăng 29,2% lên hơn 64 tỷ đồng. Đồng thời, nợ phải trả cũng giảm hơn 19% xuống còn 234,2 tỷ đồng và chiếm 56,9% tổng nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn hơn 6,4 tỷ đồng.
Nhờ kinh doanh tích cực, Công ty tới đây sẽ chi trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 11% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 1.100 đồng). Thời gian thanh toán bắt đầu từ ngày 21/10. Như vậy, với 15 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Công ty sẽ phải chi 16,5 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông. PPS là doanh nghiệp cũng có lịch sử chi trả khả đều đặn kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch đến nay. Theo đánh giá của các chuyên gia, với thị giá 12.200 đồng/cp còn khá rẻ gần sát với giá trị sổ sách của PPS là 11.810 đồng/cp, PPS có nhiều tiềm năng. Do vậy dư địa vùng giá cổ phiếu PPS sẽ cán mốc 20.000 đồng/cp trong những tháng cuối năm 2021 khi tình hình kinh doanh có nhiều chuyển biến rõ rệt hơn nữa.
Theo đại diện Tập đoàn EVN, trong năm 2021, do dịch COVID-19 nhu cầu điện tăng trưởng không cao, trong khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn. EVN tính toán sẽ phải cắt giảm điện năng lượng tái tạo khoảng 1,3 tỷ Kwh trong năm 2021.EVN cho biết thêm rằng mặc dù điện mặt trời áp mái tăng đột biến, tuy nhiên nguồn điện tái tạo này phụ thuộc vào khu vực và thời tiết. Do đó, xảy ra tình trạng thừa điện.
Để giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia kiến nghị với Bộ Công thương và Chính phủ trong năm 2021, EVN tập trung khai thác thủy điện để hỗ trợ cao điểm phụ tải. EVN cho biết kế hoạch trong năm 2021 là không mua điện và có khả năng xuất khẩu điện sang một số các nước trong khu vực.
Mới đây, Bloomberg cho biết ½ địa phương ở Trung Quốc hiện nay đã vượt các mục tiêu tiêu thụ năng lượng do Trung ương đặt ra và đang chịu áp lực hạn chế sử dụng điện. Những nơi ảnh hưởng lớn nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - 03 tỉnh công nghiệp, chiếm gần một phần ba nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng ngày một rõ nét của việc thiếu điện. Từ các nhà máy luyện nhôm đến các nhà sản xuất hàng dệt may và chế biến đậu tương, tất cả đang hạn chế hoạt động. Trong một số trường hợp, họ phải đóng cửa hoàn toàn.
Yunnan Aluminium, nhà sản xuất kim loại sử dụng trong mọi thứ từ ô tô đến lon nước ngọt, đã cắt giảm sản lượng do áp lực từ Bắc Kinh. Cú sốc cũng đang được cảm nhận trong ngành thực phẩm. Các nhà máy nghiền đậu nành, nơi chế biến dầu ăn và thức ăn gia súc, đã bị yêu cầu đóng cửa trong tuần này ở thành phố Thiên Tân.
Nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhà cung cấp của Apple, Tesla tại khu vực Đông Bắc đã phải dừng hoạt động. Các nhà cung cấp của Apple còn đang lo đứt gãy chuỗi cung ứng khi chuẩn bị bước vào mùa sản xuất cao điểm một số mặt hàng như mẫu iPhone mới nhất.
Tại Giang Tô - thành phố có nền kinh tế lớn gần bằng Canada, các nhà máy thép đã đóng cửa và một số thành phố tắt đèn đường. Ở Chiết Giang, khoảng 160 công ty sử dụng nhiều năng lượng bao gồm cả các công ty dệt may đã phải đóng cửa. Trong khi ở Liêu Ninh, 14 thành phố đã ra lệnh cắt điện khẩn cấp mà nguyên nhân là do thiếu điện.
Do vậy, với sản lượng điện dư thừa khả năng nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như PPS, POW, QTP, NT2, HDN đều sẽ được hưởng lợi. Được biết phía EVN cho biết, nếu thương thảo giá điện hợp lý xuất khẩu sang các nước lân cận. Theo đó, PPS và những doanh nghiệp đầu ngành thậm chí còn được hưởng lợi trực tiếp…
Có thể bạn quan tâm
Tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời
12:00, 29/09/2021
“Ẩn họa” từ thiếu điện ở Trung Quốc
05:00, 11/07/2021
Bịt lỗ hổng gây thiếu điện
04:30, 23/07/2020
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiện toàn Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030
21:03, 06/09/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực
19:35, 17/08/2021