Bịt lỗ hổng gây thiếu điện

Diendandoanhnghiep.vn Theo kế hoạch, Dự thảo Quy hoạch điện VIII sẽ được trình Chính phủ để xem xét, cho ý kiến vào tháng 10/2020. So với các Quy hoạch trước đang đặt ra câu hỏi liệu có giải quyết được nỗi lo thiếu điện?

Vỡ tiến độ quy hoạch

Nhận định cách thiết kế trong Quy hoạch điện VIII khác nhiều so với quy hoạch điện VII, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Hoàng Tiến Dũng cho rằng, việc thiết kế cơ cấu nguồn điện năng lượng tái tạo trong Quy hoạch điện VIII khá linh hoạt. Thay vì các quy định cứng, đóng khung như trước thì Quy hoạch VIII quy định khá “thoáng”, song lại rất chi tiết về những vấn đề mà doanh nghiệp thường gặp phải khi thực hiện trong thời gian qua như chính sách về vốn, về đấu thầu, lưới truyền tải điện…

Quy hoạch lần này sẽ không chú trọng đến cơ chế giá điện cố định (FIT) mà thông qua đấu thầu lựa chọn những nhà đầu tư đưa ra mức giá thấp hơn mức giá trần FIT hiện tại. Từ đó, có sự cạnh tranh tốt về giá, tiến tới một môi trường đầu tư bền vững.

Nhận định về việc Quy hoạch điện VIII có giải quyết được mối lo thiếu điện, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Hoàng Tiến Dũng cho rằng, nếu thực hiện đúng Quy hoạch điện VII, VIII thì không bao giờ thiếu điện, thậm chí còn có dự phòng. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ của nhiều dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VII do giải tỏa mặt bằng không được, không thu xếp được vốn, năng lực của một số nhà đầu tư chưa đảm bảo nên dẫn đến nguy cơ thiếu điện rơi vào giai đoạn 2021-2024 là khá rõ ràng.

Quy hoạch điện VIII chú trọng phát triển mạnh nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, tiến tới đấu thầu để chọn đúng nhà đầu tư

Quy hoạch điện VIII chú trọng phát triển mạnh nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, tiến tới đấu thầu chọn đúng nhà đầu tư.

Ông Dũng giải thích thêm, Quy hoạch điện VIII xem xét giao những dự án nguồn điện năng lực cho tư nhân đi kèm với phát triển đầu dây đấu nối lên lưới điện theo những quy định thỏa thuận với EVN, vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo thuận lợi cho tiến độ. Do đó, về mặt nguyên tắc, thực hiện theo Quy hoạch điện VIII không bao giờ xảy ra thiếu điện.

Lý giải rõ hơn, ông Dũng cho biết, 1-2 năm vừa rồi có sự lệch pha giữa tiến độ thi công các dự án điện mặt trời và dự án lưới điện. Nguyên nhân do lưới điện chủ yếu được EVN thực hiện nên thủ tục phức tạp hơn. Tuy nhiên, trong Quy hoạch điện VIII, việc xây dựng dự án gắn liền với lưới điện, gắn với lợi ích doanh nghiệp nên rút ngắn được thời gian đưa vào vận hành dự án.

"Điện sạch" lên ngôi

Trước tình thế đó, việc đưa những dự án nguồn điện lớn bổ sung thêm vào vận hành giai đoạn 2021-2024 là không thể vì việc hoàn thành mất nhiều thời gian, nên giải pháp được đưa ra trong giai đoạn này chính là bổ sung nguồn điện gió, điện mặt trời có thời gian đầu tư nhanh để bù đắp thiếu hụt và tính toán nhập khẩu thêm từ các nước láng giềng.

Để xem xét sự cần thiết và quy mô lưới truyền tải tích hợp cao các nguồn năng lượng tái tạo, hệ thống điện đã được chia thành 6 vùng, thay vì chia thành 3 miền Bắc, Trung, Nam như trong QHĐ VII.

Ở quy hoạch điện VIII, để xem xét sự cần thiết và quy mô lưới truyền tải tích hợp cao các nguồn năng lượng tái tạo, hệ thống điện đã được chia thành 6 vùng, thay vì chia thành 3 miền Bắc, Trung, Nam như quy hoạch điện VII.

Theo ông Dũng, về lâu dài, Quy hoạch điện VIII tính toán đầy đủ cân bằng giữa nhu cầu điện và khả năng đáp ứng. Có nghĩa là, bên cạnh phát triển nguồn điện thì phải đồng bộ với nó là phát triển lưới điện để truyền tải điện năng được sản xuất ra.

Nhiều ý kiến cho rằng trong tổng sơ đồ 8, các chế tài kiểm soát tiến độ của các dự án cần được thiết kế mạnh mẽ hơn. Theo đó, có thể thông qua hình thức đấu thầu, bảo lãnh dự thầu và khi thắng thầu rồi thì có bảo lãnh thực hiện gói thầu.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII nêu rõ khu vực miền Nam và miền Trung sẽ chủ yếu phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời. Các nguồn tua-bin khí hỗn hợp từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chủ yếu phát triển ở miền Bắc.

Ông Trần Quý Phúc, Viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng sự bùng nổ trong việc đăng ký đầu tư các dự án điện sạch đặc biệt là các dự án điện gió, điện mặt trời trong thời gian qua cũng gây những khó khăn không nhỏ. Điều này đòi hỏi cách tiếp cận phù hợp hơn trong quy hoạch thiết kế, đầu tư và vận hành hệ thống điện. Đồng thời, có cơ chế chính sách sáng suốt, minh bạch hơn, khách quan và khoa học hơn về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. 

Từ thiết kế về cơ cấu nguồn của Quy hoạch điện VIII với ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cũng đồng nghĩa với những yêu cầu cao hơn về lưới điện để đáp ứng cho vận hành an toàn cũng như hiệu quả kinh tế. Việc phát triển điện sạch càng cao, ngoài nguồn vốn lớn thì quỹ đất cũng là áp lực cần phải tính đến để làm sao những nghiên cứu đã được tính toán, thiết kế trong quy hoạch được đảm bảo tính thực thi trên thực tế.

Ông Trần Quý Phúc, Viện trưởng Viện Năng lượng - đơn vị chủ trì xây dựng Quy hoạch điện VIII cho biết có ít nhất 3 điểm đáng lưu ý trong việc lập Quy hoạch điện VIII.

Một là, Quy hoạch điện VIII được lập theo quy định của Luật Quy hoạch mới, có hiệu lực từ năm 2019, thuộc nhóm quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia và một số quy định có khác so với trước. Danh mục chỉ gồm những dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành điện lực và thứ tự ưu tiên thực hiện nên nhà quy hoạch cần chủ động xây dựng tiêu chí, luận chứng, quy mô và thứ tự ưu tiên các dự án này.

Hai là, Quy hoạch điện VIII được lập trong điều kiện một số Chiến lược và quy hoạch nền tảng chưa được lập hoặc nếu được lập thì cũng chưa được phê duyệt. Riêng quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 cũng được triển khai song song với Quy hoạch điện VIII.

Ba là, nhiều yếu tố kinh tế, kỹ thuật cũng khó xác định như: dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nước, tác động đến Việt Nam và có ảnh hưởng tiêu cực cả phía cung lẫn phía cầu của hệ thống năng lượng nói chung và hệ thống điện nói riêng…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bịt lỗ hổng gây thiếu điện tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713955421 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713955421 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10