Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1264/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Quy hoạch điện 8).
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch Điện 8 phải được lập với 6 nguyên tắc cơ bản, đó là: Đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, miền, cân đối giữa nguồn và phụ tải; Ưu tiên phát triển hợp lý nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo; Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; Phát triển lưới điện hiện đại, thông minh và lưới điện liên kết với các quốc gia láng giềng; Phát triển thị trường điện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện lực; Phát triển điện lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Những điểm mới căn bản
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Hội đồng khoa học Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng đánh giá cao những điểm mới căn bản mà Quy hoạch điện 8 đặt ra:
Thứ nhất là quy hoạch có tính mở hơn, không bị ràng buộc vào những danh mục cứng mà mỗi lần làm thủ tục bổ sung rất phức tạp vì nó có hướng dẫn quy định vì mỗi một lần bổ sung điều chỉnh. Khi Chính phủ đã đưa ra một quy hoạch mang tính mở, điều này được góp ý của nhiều phía cả quốc tế và chuyên gia trong nước. Nếu làm mở thì Chính phủ ủy quyền cho Bộ Công Thương có thể có những giải pháp điều chỉnh rất linh hoạt. Chỉ đưa ra những danh mục ưu tiên ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, còn các danh mục dưới mức độ đó là những tín hiệu đầu tư chứ không trói vào các nhà đầu tư.
Thứ hai là vai trò của đầu tư tư nhân trong quy hoạch điện VIII rõ hơn.
Thứ ba là vai trò của sử dụng tiết kiệm hiệu quả thành một chương chứ không phải là một mục lồng ghép trong các quy hoạch trước…).
Có thể bạn quan tâm
15:51, 07/12/2019
13:00, 06/11/2019
05:00, 06/10/2019
15:31, 15/03/2019
06:07, 16/12/2018
16:17, 16/08/2016
“Tái tạo” năng lượng tái tạo
Với các phương pháp luận được đặt ra, Quy hoạch 8 chắc chắn sẽ tốt hơn các Quy hoạch trước, trong đó có việc ưu tiên phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo. Chính phủ xác định rõ việc “phát triển đầy đủ cân đối và bền vững, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh”.
Rõ ràng Quy hoạch điện 8 sẽ là quy hoạch của năng lượng tái tạo. Khó khăn chính là việc vận hành hệ thống điện. Nhưng đối với Quy hoạch điện 8 thì nguồn năng lượng tái tạo rất thay đổi cho nên lưới điện cần phải linh hoạt theo thì việc đầu đầu tư cho lưới điện cũng phải khác đi và cũng rất là lớn.
Điểm đáng mừng là song song với việc làm Quy hoạch Điện 8, Chính phủ cũng cơ bản phê duyệt nhiệm vụ làm Quy hoạch Năng lượng quốc gia giai đoạn 2030, tầm nhìn 2050. Đây là quy hoạch bổ trợ quan trọng cho Quy hoạch Điện.
Và, để đảm bảo có đủ nguồn vốn lớn - cỡ 10 tỷ USD mỗi năm, các chuyên gia nhấn mạnh tới vai trò của khối tư nhân trong Quy hoạch tài chính.
Rõ ràng, Quy hoạch Điện 8 được nghiên cứu khoa học và kỳ vọng tận dụng được tối đa các nguồn tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi để chủ động hơn, bớt phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Song, cho dù bản Quy hoạch có tốt đến đâu, thì điều quan trọng nhất vẫn là khả năng hiện thực hóa trong đời sống.