Thị giá bật mạnh, cổ phiếu bất động sản có còn dư địa tăng trưởng?
Trong các phiên giao dịch đầu tháng 8, cổ phiếu bất động sản (BĐS) tiếp tục được dòng tiền ưu ái với lực hút rất mạnh nhằm thu hút giới đầu tư...
>>>Con đường phục hồi của nhóm ngành bất động sản
Phiên giao dịch ngày 4/8, cổ phiếu bất động sản (BĐS) tiếp tục hút mạnh dòng tiền. Theo tính toán của các chuyên gia, nhờ cổ phiếu tăng nóng, chỉ số toàn ngành đang tăng tới 3,64%. Mức tăng này nhiều nhà đầu tư ví von như thời kỳ bất động sản hoàng kim chứ không phải ngủ đông. Tính riêng phiên giao dịch ngày 4/8, tổng cộng có tới 59 cổ phiếu tăng giá/10 cổ phiếu giảm giá. Đây là hiện tượng hiếm thấy của cổ phiếu BĐS, và được xem là phản ánh khá đầy đủ kỳ vọng của thị trường ngay sau cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ chủ trì nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Điển hình trong phiên, cổ phiếu VIC tăng lên mức 62.200 đồng/cp tương đương tăng 6,87%, tiếp đó cổ phiếu TCH tăng lên 11.400 đồng/cp; cổ phiếu HPX tăng lên 5.020 đồng/cp… Tiếp theo, nhiều cổ phiếu tăng trần với khối lượng giao dịch khá lớn, điển hình là cổ phiếu NVL tăng lên 19.700 đồng/cp; cổ phiếu PDR tănglên 22. 450 đồng/cp và DIG lên 26.900 đồng/cp...
Hai cổ phiếu giao dịch nghìn tỷ phiên này là NVL với 1.559,6 tỷ đồng và VIC với 1.310,9 tỷ đồng. Cả hai đều đóng cửa giá kịch trần. Ba cổ phiếu thanh khoản cao nhất kế tiếp là DIG với 956,6 tỷ đồng, giá tăng 5,08%; PDR với 639,1 tỷ đồng, giá tăng 4,91%; DXG với 602,5 tỷ đồng, giá tăng 3,74%. Như vậy Top 5 mã thanh khoản lớn nhất thị trường hôm nay toàn là các cổ phiếu BĐS và giá tăng rất mạnh.
Không chỉ vậy, nhóm BĐS chứng kiến cả loạt cổ phiếu kịch trần như HQC, VIC, NVL, HPX, TCH. Ngoài ra hàng chục mã khác tăng 3% tới 6%. Rổ cổ phiếu VNREAL sàn HoSE tuy chỉ bao gồm 42 mã nhưng thanh khoản khớp lệnh tới gần 6.268 tỷ đồng, chiếm 28,4% tổng giá trị sàn.
Theo thống kê từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HoSE, tổng lợi nhuận ngành vẫn ghi nhận mức tăng trưởng bất ngờ 51%, đạt 15.657 tỷ đồng. Cụ thể có 24/59 doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng dương và 35/59 doanh nghiệp tăng trưởng âm so với cùng kỳ.
>>> Chờ chính sách tiền tệ linh hoạt nửa cuối năm 2023
Có thể nói, với chu kỳ khó khăn của ngành BĐS, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản hầu hết đều kém tích cực. Giá trị mở bán mới vẫn tiếp tục xu thế sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, cơ hội vẫn còn đối với những doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đó trước hết là sẽ hưởng lợi từ đầu tư công trong tương lai nhờ chiến lược triển khai phù hợp và có khả năng mở rộng quỹ đất với giá vốn hợp lý, đặc biệt tại các vị trí đắc địa ngay hoặc liền kề các dự án hạ tầng trọng điểm, bao gồm các doanh nghiệp có mã VHM, NLG và KDH và nhiều doanh nghiệp gắn với mã khác như NVL, PDR, DXG.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, xu hướng sụt giảm sẽ bắt đầu giảm tốc từ giai đoạn cuối năm 2023 khi môi trường pháp lý rõ ràng, nhiều doanh nghiệp đã thanh toán được nợ trái phiếu nhờ vào quá trình tái cấu trúc của các doanh nghiệp đã hoàn thành.
Đặc biệt, một số tín hiệu đảo chiều đến từ nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ hai “nút thắt” lớn nhất là pháp lý thông qua các thông tư, nghị định liên quan tới ngành BĐS ban hành; cùng với đó, nguồn vốn tín dụng, lãi suất được “nới lỏng” tạo điều kiện cho dư địa cho ngành cũng như cổ phiếu BĐS hút dòng tiền đầu tư và giải quyết những khó khăn sau đại dịch...
Có thể bạn quan tâm