Để trà trở thành một thương hiệu quốc gia
Hành trình để trà Việt trở thành một di sản thì chúng ta cần có chiến lược quốc gia về trà để bước ra thế giới một cách đúng nghĩa.
>>Có nên áp dụng tour du lịch giá rẻ?
Đây là lời chia sẻ của ông Đào Đức Hiếu – CEO Vietnam Tea Shop với Diễn đàn Doanh nghiệp.
- Thưa ông, trà có giá trị và ý nghĩa như thế nào đối với văn hóa và kinh tế quốc gia?
Trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng là một trong những loại trà đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận Ecocert tiêu chuẩn Châu Âu, ISO 22000-2018. Khi trà có thể là một sản phẩm đạt chuẩn thì hoàn toàn có thể làm xuất khẩu, do đó phải liên quan đến các chính sách của Bộ Công thương.
Nhưng trà có văn hóa của trà, đi kèm với đó các bản sắc văn hóa của vùng đất đó, con người địa phương đó, có những cây trà shan tuyết cổ thụ đã có niên đại hàng trăm năm tuổi tại Suối Giàng (Yên Bái), Hà Giang,… được mệnh danh là cây di sản Việt Nam. Cho nên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải vào cuộc.
Theo đó, trà còn là tài nguyên quốc gia cần có chính sách bảo vệ tài nguyên và vùng nguyên liệu trà. Vậy thì Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải tham gia.
Trà còn được mệnh danh là một dược liệu tốt trong đời sống thường ngày. Việt Nam lại là thủ phủ của những vùng dược liệu quý, trà hoàn toàn có thể là một vị thuốc khi Đông y phải cân bằng với Tây y. Do đó Bộ Y tế cũng phải tham gia trong công tác quản lý.
Như vậy, chỉ trà thôi mà đã có 5 bộ thôi trong đó có cả bộ y tế đồng ý phải cân bằng lại với tôi yêu Việt Nam sống được làm là một vùng vật liệu do đó trẻ có thể được dùng làm thuốc sau đó bộ y tế.
- Để trà trở thành một thương hiệu quốc gia, ông có đề xuất gì về chính sách?
Chúng tôi đã làm một Fesstival trà việt tại Hội An với ý nghĩa “mang di sản vào trong di sản”. Chúng tôi mong muốn những cây trà shan tuyết cổ thụ đã là di sản Việt Nam thì phải có chính sách đặc biệt cho trà, đặc biệt là chiến lược quốc gia về trà. Nếu không tài nguyên của quốc gia sẽ bị bán với giá rất rẻ.
>>Đà Nẵng: Hàng loạt chương trình hấp dẫn khách du lịch mùa cao điểm
>>Câu mực ở Trà Cổ
Hiện nay trà shan tuyết cổ thụ suối giàng đã được đưa đến với nhà khách chính phủ, các bộ ban ngành và làm quà tặng quốc tế. Chúng tôi mong muốn xây dựng thương hiệu trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam thành một thương hiệu quốc gia về trà để trà Việt ra thế giới một cách đúng nghĩa.
Khách đến nhà cũng uống trà, Chính phủ cũng dùng tiệc trà để tiếp khách đối ngoại… Do đó, cần có chiến lược quốc gia về phát triển và bảo tồn vùng trà, sản phẩm về trà. Chính sách của các cấp cũng cần quan tâm một cách nghiêm túc để có thể phối hợp liên ngành cùng nhau, trong đó cần phải có chiến lược nào đó để cùng làm ra một sản phẩm quốc gia về trà.
- Con đường Trà Việt cần thay đổi, làm thế nào để trà trở thành một di sản và làm thế nào để văn hóa thưởng trà trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt? Và làm thế nào để trà trở thành một thức quà ý nghĩa với khách du lịch trong nước và quốc tế?
Trước hết để trở thành một di sản quốc gia thì trà phải là quốc bảo, rồi đến tỉnh bảo, huyện bảo và xã bảo. Cần phải có các bài toán nghiên cứu về giống gen, về cách làm của người dân. Theo đó, người dân cũng cần phải hiểu được giá trị kinh tế, văn hóa của trà để biết cách bảo tồn, biết trân trọng và gìn giữ cây trà. Chính quyền địa phương phải cùng bà con bảo vệ cây di sản, phát triển giống gen để tiếp nối giá trị đó.
Những cây trà cổ thụ tại Văn Chấn hay Yên Bái đều được gọi với cái tên “đại lão vương trà” và được lấy làm biểu tượng địa phương. Các vùng trà đều hoang sơ cả, nếu chỉ có một năm 3 vụ thì mảnh đất ấy cũng chỉ giống như các loại hoa quả trái cây khác mà thôi. Và chúng tôi đã bắt đầu thay đổi mảnh đất Suối Giàng này bằng cách là trà đồng hành cùng du lịch.
Trong những lần vinh dự được đón tiếp và chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan tại Suối Giàng. Bộ trưởng từng nói rằng, chúng ta phải bán một sản phẩm trà nhưng là trà đa giá trị, tức là mỗi một mảnh đất đều có một dân tộc sinh sống và thường là chỗ nào gần liền với người Mông, gắn bó đời sống dân tộc đang hiện hữu dó đó ở đó có câu chuyện.
Do đó Hệ sinh thái Du lịch Suối Giàng ra đời để đón khách du lịch về với địa phương, có thể thưởng trà trên đỉnh núi. Tổ chức thực hiện các tour du lịch quốc tế và trong nước đến trải nghiệm cuộc sống làm trà với bà con, được ở tại homestay, thưởng thức ẩm thực trà,… Theo đó các mô hình du lịch bắt đầu phát triển do người Mông trực tiếp làm mang tên “Nhà house – Nhà của bản em”. Từ đó, họ sẽ biết trân trọng, tự gìn giữ để đón du khách. Tạo thành không gian văn hóa sống mới, nâng cao sinh kế người dân.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng một mô hình lớp học miễn phí cho các em nhỏ từ 6 đến 12 tuổi để các em có môi trường được học thêm các kỹ năng pha trà, hiểu về trà, học về văn hóa trà Việt, học ngoại ngữ… miễn phí. Mục đích của lớp học này chính là nuôi dưỡng tình yêu của thế hệ trẻ với trà Việt, đặc biệt là tình yêu với di sản địa phương, được gìn giữ nét đẹp văn hóa trong thưởng trà của Việt Nam.
Từ mô hình này, chúng tôi mong rằng câu chuyện đó sẽ được lan tỏa, trở thành một hình mẫu cho các vùng trà khác ở khắp Việt Nam góp phần để trà trở thành một di sản và các vùng trà có sức ảnh hưởng đến du lịch như thế nào.
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch vào kỳ họp tháng 5/2023
17:24, 12/04/2023
Hội nghị hợp tác Việt Nam-Pháp: Cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội
16:58, 12/04/2023
Có nên áp dụng tour du lịch giá rẻ?
03:00, 12/04/2023
Đà Nẵng: Hàng loạt chương trình hấp dẫn khách du lịch mùa cao điểm
02:00, 12/04/2023
Thiếu hụt nhân lực cho ngành du lịch – Bài 1: “Kịch bản” đã được dự báo từ trước
18:19, 12/04/2023