Lo xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm tuột dốc

LINH NGA 03/08/2021 04:00

VASEP cho biết nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung.

fd

Nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) vừa cho biết hầu hết tỉnh thành đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường – 2 địa điểm" để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ".

Với những nhà máy thực hiện được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung.

Do đó, dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%. VASEP cho biết với thực tế khó khăn hiện nay, xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm chắc chắn sẽ tuột dốc, nếu không có giải pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi sản xuất, xuất khẩu và trực tiếp thúc đẩy sinh kế cho công nhân, nông-ngư dân trong bối cảnh sống chung với dịch bệnh COVID-19.

Từ nhiều năm nay, thủy sản Việt Nam vẫn luôn gặp phải tình trạng thiếu nguồn liệu sản xuất, nhất là thủy sản khai thác và tôm, cá tra nguyên liệu. Nguyên liệu đầu vào là yếu tố sống còn đối với xuất khẩu thuỷ sản. Để chủ động sản xuất vấn đề quan trọng là chủ động được nguồn nguyên liệu ngay từ đầu vào. Việc quy hoạch vùng nuôi gắn với diện tích thực từng vùng, dựa trên phân tích tiềm năng từng khu vực là rất cần thiết.

Về dài hạn, ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ phải sống chung với COVID-19. Để phục hồi sản xuất trong bối cảnh mới, VASEP đề xuất: Thứ nhất, bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện "Y tế tại chỗ". Thứ hai, hướng dẫn thực hiện 1 cung đường – 2 địa điểm theo hướng tiếp cận là công nhân đã được chích vắc-xin và khu vực cư trú của công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy với hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc. Thứ ba, hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn. Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp với các chính sách giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện cho đến ít nhất hết năm 2021, giảm mức đóng kinh phí công đoàn xuống còn 1%.

Nửa đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn đạt tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, mang lại giá trị 4,1 tỷ USD nhờ doanh nghiệp thủy sản nỗ lực và linh hoạt để ổn định sản xuất, duy trì nguồn cung, tận dụng cơ hội của các thị trường.

Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2021 đang rất khả quan nhưng đã bị chững lại khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội ở khu vực trọng điểm sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản là TP HCM và vùng ĐBSCL đúng vào giai đoạn cao điểm. Điều này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và xuất khẩu, nhất là vào nửa cuối tháng 7.

Xuất khẩu tôm trong tháng 7 giảm 4% so với cùng kỳ đạt 374 triệu USD, lũy kế 7 tháng vẫn giữ tăng trưởng 10% với 2,1 tỷ USD, chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Nỗi ám ảnh “nói một đằng làm một nẻo”

    Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Nỗi ám ảnh “nói một đằng làm một nẻo”

    03:30, 31/07/2021

  • Thuỷ sản “ách tắc” vì chờ giấy xét nghiệm PCR âm tính

    Thuỷ sản “ách tắc” vì chờ giấy xét nghiệm PCR âm tính

    12:00, 12/07/2021

  • Thủy sản Hùng Vương

    Thủy sản Hùng Vương "bỏ ngỏ" tái cơ cấu

    11:00, 12/07/2021

  • Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Sẽ tiếp thu, xử lý, trình Thủ tướng

    Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Sẽ tiếp thu, xử lý, trình Thủ tướng

    14:00, 09/07/2021

LINH NGA