Đề nghị ưu tiêm vắc xin cho công nhân ngành thủy sản

ĐÌNH ĐẠI 05/08/2021 11:00

Tổ công tác 970 đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 100% cho công nhân để duy trì sản xuất, trong bối cảnh các nhà máy giảm 60-70% công suất.

Báo cáo của Tổ công tác của Bộ NN-PTNN (Tổ công tác 970) gửi Thủ tướng Chính phủ cho biết, các công ty thủy sản, đặc biệt ở Nam Bộ, đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp. Sản xuất và xuất khẩu thủy sản giảm sút đáng kể, từ nửa cuối tháng 7 giảm 20% so với 6 tháng đầu năm. Dự tính, công suất các nhà máy chế biến thủy sản của cả vùng giảm tới 60-70%.

Trước bối cảnh các nhà máy thủy sản phải giảm 60-70% công suất, Tổ công tác 970 kiến nghị Chính phủ ưu tiên chích vắc xin phòng COVID-19 cho 100% công nhân để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Trước bối cảnh các nhà máy thủy sản phải giảm 60-70% công suất, Tổ công tác 970 kiến nghị Chính phủ ưu tiên chích vắc xin phòng COVID-19 cho 100% công nhân để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Qua kiểm tra tại một số doanh nghiệp sơ chế, chế biến thủy sản xuất khẩu, Tổ công tác 970  nhận thấy các doanh nghiệp đang rất cố gắng duy trì sản xuất, tổ chức tốt "3 tại chỗ". Tuy nhiên, còn nhiều nhà máy chế biến thủy sản không đáp ứng được các điều kiện vì chi phí quá lớn trong việc đảm bảo phòng, chống dịch nên phải dừng hoạt động.

Trong khi đó, phần lớn các công nhân, lao động tại các doanh nghiệp này chưa được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, khi có ca nhiễm thì nhà máy phải đóng cửa, tổn thất rất lớn. Không chỉ ngành thủy sản, ngành chăn nuôi cũng gặp khó khăn khi dự báo lượng gia cầm vào đàn thấp, có thể có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp tết.

Tổ công tác 970 cũng dự báo 6 tháng cuối năm, nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Đặc biệt, xuất khẩu rau quả 6 tháng cuối năm có thể giảm 30% do thiếu vật tư nông nghiệp, vùng nguyên liệu không được chăm sóc.

Theo Tổ công tác 970, một số mặt hàng nông sản khó tiêu thụ, ứ đọng, giá xuống thấp như thanh long, chuối, dứa, chanh, gà lông trắng, cá tra, tôm dẫn đến một bộ phận nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có tâm lý băn khoăn, chần chừ trong tái đầu tư sản xuất.

"Để kích cầu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chuỗi giá trị không bị đứt gãy, cần thiết có một chương trình hỗ trợ tổng thể từ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản cho đến sản xuất cung ứng nông sản trong thời gian tới", Tổ công tác 970 nhấn mạnh.

Từ thực tế nêu trên, Tổ công tác 970 kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương, 19 tỉnh, thành phố phía Nam ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho 100% công nhân các nhà máy chế biến nông sản, thủy sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đang thực hiện "3 tại chỗ" và các cơ sở sản xuất liên kết với nhà máy thực hiện theo chuỗi giá trị trực tiếp sản xuất. Đây là lực lượng lao động trực tiếp đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm lâu dài.

Chính phủ hỗ trợ giá điện sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, thủy sản để tăng cường mua nông sản bảo quản sản phẩm đông lạnh.

Tổ công tác 970 cũng đề nghị Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để kích cầu sản xuất, động viên nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo kế hoạch và sản lượng lúa, giữ vững an ninh lương thực và một phần xuất khẩu.

hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”.

Hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”.

Trước đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã gửi văn bản lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT báo cáo hơn 70% doanh nghiệp đã phải đóng cửa, cần sớm tiêm vắc xin cho công nhân để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Theo VASEP, với 270 doanh nghiệp thành viên, tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào, thời gian qua, hầu hết các tỉnh thành đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm” để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp. 

Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện hơn 1 tuần qua đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập, tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. 

Các doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, dẫn đến một số hệ lụy như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng, rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách. Với những nhà máy còn hoạt động, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ đạt 30-50%, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. 

Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn như chi phí xét nghiệm hằng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn - ngủ - làm việc tại nhà máy tăng 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30 - 50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc, chi phí bao bì - vật tư - bột - phụ liệu tăng cao, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh, phí cước tàu biển liên tục tăng từ 2-3 đến 10 lần.

Mặc dù việc chống dịch là nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu, nhưng vẫn phải duy trì sản xuất và lưu thông những mặt hàng thiết yếu và phục hồi sản xuất - xuất khẩu. Tập trung tiêm ngay vắc xin cho người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản, chúng ta sẽ vừa giữ được thị trường đối tác xuất khẩu, vừa duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, bao gồm cả nông - ngư dân khai thác biển và sản xuất nguyên liệu ở phía trước”, đại diện VASEP cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổ công tác 970 hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho công nhân gặp khó khăn tại TP.HCM

    Tổ công tác 970 hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho công nhân gặp khó khăn tại TP.HCM

    11:02, 02/08/2021

  • Ngành thuỷ sản kiến nghị giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19

    Ngành thuỷ sản kiến nghị giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19

    04:46, 03/08/2021

  • Lo xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm tuột dốc

    Lo xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm tuột dốc

    04:00, 03/08/2021

  • Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Nỗi ám ảnh “nói một đằng làm một nẻo”

    Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Nỗi ám ảnh “nói một đằng làm một nẻo”

    03:30, 31/07/2021

  • Thuỷ sản “ách tắc” vì chờ giấy xét nghiệm PCR âm tính

    Thuỷ sản “ách tắc” vì chờ giấy xét nghiệm PCR âm tính

    12:00, 12/07/2021

ĐÌNH ĐẠI