Ngành thuỷ sản kiến nghị giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh những giải pháp phòng chống dịch đang được Chính phủ và các địa phương áp dụng, để đảm bảo sản xuất – xuất khẩu, ngành thủy sản đã đề xuất giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19

Trước những diễn biến của đại dịch COVID-19 và thực trạng của ngành thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản số 89/CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính; Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Lê Minh Hoan, Báo cáo các khó khăn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất, kiến nghị phục hồi sản xuất - xuất khẩu sau giai đoạn “3 tại chỗ”.

VASEP cho biết, với 270 doanh nghiệp thành viên, tập trung chủ yếu tại Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào nên hầu hết các tỉnh, thành phố đều áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, các tỉnh, thành phố đều yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường – 2 điểm đến” để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp.

VASEP đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vướng mắc hiện nay

VASEP cho biết, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức... 

Các doanh nghiệp thủy sản đã chung tay sát cánh cùng Chính phủ thực hiện nghiêm các quy định nhằm vừa chống dịch vừa duy trì được sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện hơn 1 tuần qua đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất - xuất khẩu.

Theo VASEP, thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất dẫn đến một số hệ lụy như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng, rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách.

“Với những nhà máy thực hiện được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40- 50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%”, VASEP cho biết.

Cũng theo VASEP, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến - xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung, dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30% (giảm khai thác, giảm thả giống nuôi trồng và giảm cả nguồn nhập khẩu).

Các vật tư, phụ liệu, bao bì... phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%, trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn: chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn - ngủ - làm việc tại nhà máy tăng 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30-50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc, chi phí bao bì, vật tư, bột, phụ liệu tăng cao, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng và đặc biệt thời gian này doanh nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về phí cước tàu biển, khi tăng từ 2-3 lần, thậm chí lên đến 10 lần (tùy tuyến Châu Á, Châu Âu, hay Châu Mỹ...) dẫn đến chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao, trong khi hiệu quả sản xuất, kinh doanh giảm.

gồng gánh quá nhiều các khoản chi phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các quy định chống dịch tại nhà máy, chưa kể những hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo

Không chỉ phải gồng gánh quá nhiều các khoản chi phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các quy định chống dịch tại nhà máy, mà còn đứng trước những hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo...

“Việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa, các doanh nghiệp lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần. Do phải gồng gánh quá nhiều các khoản chi phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các quy định chống dịch tại nhà máy, chưa kể những hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo khiến kế hoạch phục hồi sản xuất khó khăn hơn, những rủi ro công nhân trong nhà máy thực hiện “3 tại chỗ” có thể bị nhiễm COVID-19 xảy ra nếu việc sàng lọc kiểm soát ban đầu và trong suốt quá trình vận hành không được tốt, còn phương châm “1 cung đường – 2 điểm đến” cũng bắt đầu cho thấy nhiều bất cập khi các địa phương còn cứng nhắc trong việc xác định 2 địa điểm cần kiểm soát,…”, VASEP chia sẻ.

Theo VASEP, kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 đạt được thành tích hết sức khả quan khi tranh thủ được nhu cầu tiêu thụ của các nước tăng cao, một số quốc gia xuất khẩu thủy sản cạnh tranh với Việt Nam bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 (Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Ecuado...), tổng xuất khẩu ngành đạt được là 4,12 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ 2020. Riêng tháng 6/2021 đạt 849 triệu USD tăng gần 18% so với tháng 5/2021 trước đó; xuất khẩu sang nhiều thị trường chính đều tăng 2 con số (Mỹ 38,7%, EU 20,2%, Nga 65,2%, Úc 60,5%, khối CPTPP 10,5%...). Dịch COVID-19 lan rộng và phải áp dụng chỉ thị 16 trong tháng 7/2021 như đề cập ở trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản.

Từ những thực tế đã nêu, để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông - ngư dân khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản, từ kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang vừa qua, VASEP nhận định và đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp “sống chung” với… đại dịch của ngành thời gian tới và trong dài hạn.

Theo VASEP, thực hiện phương châm “3 tại chỗ” chỉ là giải pháp tình thế không thể kéo dài do sức chịu đựng của các doanh nghiệp là có hạn, do đó đối với các ngành sản xuất, xuất khẩu rất cần có một kế hoạch chống dịch linh động theo sát thực tế với tình hình khống chế dịch tại các địa phương sau khi được tiêm vắc-xin phòng dịch để các doanh nghiệp chủ động lên phương án sản xuất; các doanh nghiệp đang tạm ngưng sản xuất chuẩn bị đáp ứng các điều kiện chống dịch để quay lại sản xuất đáp ứng đơn hàng xuất khẩu tăng vào dịp cuối năm.

để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông - ngư dân khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản

Để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông - ngư dân khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản, VASEP đã kiến nghị một số giải pháp "sống chung" với dịch

“Kiến nghị Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc (như CDC Mỹ và một số quốc gia đã có) và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và doanh nghiệp thực hiện "Y tế tại chỗ". Thực hiện chủ trương phối hợp và chia sẻ giữa doanh nghiệp và CDC, các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, Công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch.

CDC cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng, như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng, Bộ Y tế cần có hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp trong thực hiện “3 tại chỗ” như phát hiện F0, chỉ khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm... hướng dẫn các biện pháp an toàn “ chặt trong, chặt ngoài” kiểm soát các nguồn lây nhiễm một cách hiệu quả và phù hợp nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp và sinh kế cho công nhân đồng thời đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn nhà máy”, VASEP kiến nghị.

Bên cạnh đó, VASEP cũng đề xuất Bộ Y tế xem xét các điều kiện để thực hiện phương châm “1 cung đường – 2 điểm đến” kết hợp tuân thủ quy định 5K và các quy định về phòng dịch của doanh nghiệp, của cơ quan y tế địa phương. Trong đó, có hướng dẫn cụ thể về “1 cung đường - 2 điểm đến” là đảm bảo cung đường từ nhà đến Công ty và từ Công ty về nhà với điều kiện có kiểm soát thống nhất, tại nhà máy tuân thủ quy định phòng dịch của doanh nghiệp và tại nhà, nơi cư trú sẽ tuân thủ quy định cách ly tại nhà khi cần thiết để bảo đảm chống dịch.

Nhằm đảm bảo những nội dung đã nêu, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, VASEP cũng đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, trong đó có những người lao động đang sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp (thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất thủy sản nói riêng).

“Như vậy, trong ngắn hạn lúc này vẫn thực hiện được mục tiêu kép nhưng trong dài hạn là phát triển kinh tế cùng với trọng điểm là sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng xuất khẩu” VASEP nêu quan điểm.

Ngoài ra, để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất - xuất khẩu trong bối cảnh như hiện nay, VASEP cũng đề xuất, kiến nghị khẩn thiết Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ, chỉ đạo để chính quyền địa phương cùng hành động với các doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đã có của Chính phủ.

Có các chính sách ưu tiên về: giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện cho đến ít nhất hết năm 2021, giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống còn 1% quỹ lương cho các doanh nghiệp; Tăng mức hỗ trợ từ nguồn BHXH-BHYT-TNLĐ cho doanh nghiệp, và đề nghị BHXH chi trả lương và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế.

“Chính phủ và Bộ Thông tin & Truyền thông xem xét chỉ đạo việc không công khai tên của doanh nghiệp nếu có ca nhiễm COVID-19 lên các phương tiện truyền thông nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt động và hình ảnh của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và khả năng phục hồi sản xuất”, VASEP đề xuất.

Cùng với đó, VASEP cho rằng, việc hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn thời gian qua của Chính phủ là chính sách lớn và hết sức ý nghĩa, nên kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh việc phối hợp công - tư, bao gồm cả các tổ chức thiện nguyện được chọn để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành thuỷ sản kiến nghị giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713557157 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713557157 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10