TP.HCM tiếp tục lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển

ĐÌNH ĐẠI 18/10/2021 14:58

Tại kỳ họp lần thứ 3 khóa X HĐND TP.HCM, UBND thành phố đã đề xuất HĐND xem xét, quyết định điều chỉnh thời gian thu phí hạ tầng cảng biển từ 0 giờ ngày 1/10/2021 thành 0 giờ ngày 1/4/2022.

Lùi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển

Theo đó, UBND TP.HCM đã có tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của HĐND TP.HCM về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND TP.HCM về ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM tiếp tục đề xuất HĐND TP.HCM phương án lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu COVID-19.

UBND TP.HCM tiếp tục đề xuất HĐND TP.HCM phương án lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu COVID-19.

Trong đó, UBND TP.HCM đề xuất HĐND TP.HCM xem xét, quyết định điều chỉnh thời gian thu phí từ 0 giờ ngày 1/10/2021 thành 0 giờ ngày 1/4/2022. Việc đề xuất lùi thu phí cảng biển lần thứ 2 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 tác động, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh.

Lý giải về việc lùi thời gian thu phí đến ngày 1/4/2022, UBND TP.HCM cho rằng, dự kiến đầu năm 2022 TP.HCM sẽ kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Để doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi kinh tế (dự kiến 3 tháng), việc lùi thời gian thu phí đến ngày 1/4/2022 là cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh, sớm phục hồi hoạt sản xuất kinh doanh.

Theo tính toán của TP.HCM, nếu thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/10/2021 thì số thu dự kiến trong 6 tháng (từ ngày 1/10/2021 đến ngày 31/3/2022) là 1.482 tỷ đồng. Với việc TP.HCM chưa thu phí trong 6 tháng, khoản thu dự kiến này xem như hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kép - vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Theo tính toán của TP.HCM, nếu thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/10/2021 thì số thu dự kiến trong 6 tháng (từ ngày 1/10/2021 đến ngày 31/3/2022) là 1.482 tỷ đồng.

Theo tính toán của TP.HCM, nếu thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/10/2021 thì số thu dự kiến trong 6 tháng (từ ngày 1/10/2021 đến ngày 31/3/2022) là 1.482 tỷ đồng.

Được biết, đây là lần thứ 2 TP.HCM đề xuất lùi thu phí hạ tầng cảng biển. Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã đề xuất và đã được HĐND TP.HCM chấp thuận điều chỉnh thời gian thu phí từ 0 giờ ngày 1/7/2021 thành 0 giờ ngày 1/10/2021.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công

Cũng tại kỳ họp lần thứ 3 này, UBND TP.HCM đã trình HĐND TP.HCM điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách địa phương của TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách TP.HCM từ 31.976 tỷ đồng thành gần 29.271 tỷ đồng. Trong đó, điều chỉnh giảm vốn (hơn 6.444 tỷ đồng) đã giao đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm triển khai hoặc gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Đồng thời, điều chỉnh tăng vốn với quy mô 3.794 tỷ đồng cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, bổ sung vốn để quyết toán, dự án đã triển khai đến giai đoạn cuối cần bố trí đủ phần vốn còn lại để hoàn tất, sớm đưa dự án vào sử dụng, tạo hiệu quả kinh tế - xã hội.

Theo kế hoạch năm 2021, đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương của TP.HCM là hơn 31.976 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 1/10, số vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương của TP.HCM đã giải ngân là hơn 10.910 tỷ đồng (đạt 34% tổng kế hoạch vốn ngân sách TP.HCM giao trong năm 2021).

Theo UBND TP.HCM, có những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đối với vốn đầu tư trong nước: giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng và thực hiện các hợp đồng xây dựng… Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng thi công còn chậm do tác động của dịch COVID-19 không thể tổ chức tập trung lấy ý kiến người dân…

Trong khi đó, đối với dự án sử dụng vốn ODA, do tác động của dịch COVID-19, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát… đều bị ảnh hưởng, làm chậm tiến độ của các dự án ODA.

UBND TP.HCM đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nhằm bổ sung vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng giải ngân nhanh, đáp ứng công tác phòng chống dịch COVID-19, góp phần tích cực vào quá trình mở cửa lại và phục hồi kinh tế TP.HCM. Cùng với đó, đảm bảo tỷ lệ giải ngân của từng dự án đến hết năm 2021 đạt 95% trở lên.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất 15.900 tỷ đồng làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

    Đề xuất 15.900 tỷ đồng làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

    14:22, 18/10/2021

  • TP.HCM: Xây mới cư xá Thanh Đa sau 10 năm ì ạch

    TP.HCM: Xây mới cư xá Thanh Đa sau 10 năm ì ạch

    03:00, 18/10/2021

  • Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 – 2025: Dùng đầu tư công để kích thích tổng cầu

    Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 – 2025: Dùng đầu tư công để kích thích tổng cầu

    11:00, 17/10/2021

  • Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 - 2025: Đề xuất gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng

    Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 - 2025: Đề xuất gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng

    15:00, 16/10/2021

  • Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022-2025: 3 vấn đề cần giải quyết

    Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022-2025: 3 vấn đề cần giải quyết

    10:12, 16/10/2021

  • 3 giai đoạn mở cửa du lịch TP.HCM

    3 giai đoạn mở cửa du lịch TP.HCM

    21:31, 15/10/2021

ĐÌNH ĐẠI