"Triển vọng số" của Việt Nam

Jacques Morisset - chuyên gia kinh tế trưởng và quản lý Chương trình kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) 03/02/2022 05:00

Nếu Việt Nam muốn trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 thì đó phải là nền kinh tế có hiệu quả và sáng tạo hơn rất nhiều.

Vấn đề này cũng đồng nghĩa với việc phải tăng cường kỹ năng, công nghệ và sự phổ biến công nghệ.

Chúng ta không muốn chỉ có một vài công ty tận dụng được lợi thế công nghệ - thực tế đã có một số công ty làm được như vậy – mà làm thế nào để tất cả các công ty đều tận dụng được lơi thế về công nghệ và kỹ năng.

Thúc đẩy kinh tế số

Đại dịch phần nào giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách một số nội dung để có thể vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2045. Bên cạnh đó chúng ta cũng ghi nhận nhiều cải cách hoặc tư duy về cải cách trong lĩnh vực quản lý đầu tư công, phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26 đã cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện cho nội dung quan trọng này và theo tôi đại dịch COVID là một phần lý do cho kết quả này.

Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ kinh tế xanh, kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, chẳng cần đi đâu xa, ngay ở Hà Nội cũng ghi nhận tình trạng ô nhiễm đáng báo động, hay đồng bằng sông Mekong cũng chịu tác động từ việc mực nước biển dâng cao.

Do đó có thể nói Việt Nam là một trong những nạn nhân của biến đổi khí hậu, nhưng Việt Nam cũng có thể tận dụng chính cơ hội này. Chẳng hạn như năm 2020 chính phủ Việt Nam đã triển khai trợ giá cho năng lượng mặt trời và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng mặt trời, và khu vực tư nhân Việt Nam cũng phản hồi rất tích cực. Ví dụ như tổng mức đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 vào điện mặt trời cao hơn tổng mức đầu tư của toàn bộ các quốc gia ASEAN hay toàn bộ châu Phi.

Đó là một ví dụ cho thấy Việt Nam có tiềm năng về phát triển năng lượng sạch bởi Việt Nam có thể nhân rộng kịch bản đã thực hiện với năng lượng mặt trời cho năng lượng gió, pin và các sản phẩm xanh khác. Điều này cho thấy sự năng động của khu vực tư nhân ở Việt Nam. Có thể nói đây là một thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ mới đây mà trong vòng hai năm qua không thể phủ nhận sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26)

Cân bằng chính sách

Cách đây 2 năm trước khi tôi mới tới Việt Nam, tôi cho rằng Việt Nam đang tụt lại phía sau, không chỉ so với những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore mà thậm chí so với cả một số quốc gia châu Phi như Kenya, Tanzania.

Nhưng giờ đây câu trả lời của tôi đã thay đổi, và lý do chủ yếu là vì những tác động của đại dịch COVID. Sự năng động của khu vực tư nhân hết sức ấn tượng. Một thay đổi theo tôi đóng vai trò quan trọng là việc Việt Nam đang hướng tới triển khai dịch vụ thanh toán di động e-money, về mặt này có thể nói Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới.

Đầu năm 2022, WB và Việt Nam sẽ ký kết khoản hỗ trợ chính sách trị giá 220 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhưng theo tôi điều quan trọng hơn là các nội dung mà chúng tôi muốn phối hợp để hỗ trợ chính phủ Việt Nam, một trong số đó chính là phát triển dịch vụ thanh toán di động, thanh toán số mà anh đã đề cập. Bên cạnh đó chúng tôi cũng hợp tác với chính phủ Việt Nam trong các nội dung về phát triển toàn diện, về vấn đề giới, để đảm bảo người dân được tham gia vào nền kinh tế, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID và tận dụng các cơ hội trong tương lai.

Hơn thế nữa WB cũng tập trung vào các nội dung liên quan đến phục hồi xanh để đảm bảo các chương trình và dự án trong tương lai của Việt Nam sẽ chú trọng hơn đến vấn đề biến đổi khí hậu và các rủi ro đến từ biến đổi khí hậu. Tôi rất lấy làm hãnh diện về khoản hỗ trợ chính sách này và khoản hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế và đạt được các mục tiêu đề ra.

Đó là ước mơ của tôi. Và Ngân hàng Thế giới đang làm việc này hỗ trợ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ, Trung Quốc hay Đông Nam Á sẽ dẫn đầu về kinh tế số?

    Mỹ, Trung Quốc hay Đông Nam Á sẽ dẫn đầu về kinh tế số?

    05:30, 31/01/2022

  • Nghị quyết 02/NQ-CP: Kỳ vọng nền kinh tế sớm hồi phục, phát triển!

    Nghị quyết 02/NQ-CP: Kỳ vọng nền kinh tế sớm hồi phục, phát triển!

    01:14, 18/01/2022

  • Doanh nghiệp kỳ vọng gói phục hồi kinh tế sớm triển khai

    Doanh nghiệp kỳ vọng gói phục hồi kinh tế sớm triển khai

    11:08, 15/01/2022

  • Thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên thương mại điện tử - kinh tế số

    Thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên thương mại điện tử - kinh tế số

    05:38, 03/01/2022

  • Điều kiện cần và đủ để phát triển kinh tế số

    Điều kiện cần và đủ để phát triển kinh tế số

    11:15, 29/12/2021

Jacques Morisset - chuyên gia kinh tế trưởng và quản lý Chương trình kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB)