Mỹ, Trung Quốc hay Đông Nam Á sẽ dẫn đầu về kinh tế số?

Diendandoanhnghiep.vn Lần đầu tiên, Google đưa ra dự báo nền kinh tế kỹ thuật số tại Đông Nam Á có thể đạt giá trị 1 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này, giúp khu vực được định hình là tương lai của công nghệ trên toàn cầu.

>> Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số

"Chiến tranh lạnh" giữa Trung Quốc và Mỹ

Năm 2022, giới chuyên gia đưa ra bình luận rằng, đã đến lúc Trung Quốc phải chuẩn bị cho một "cuộc chiến tranh lạnh kỹ thuật số" với Hoa Kỳ, khi hai quốc gia đối đầu nhau để thống trị nền kinh tế Internet. Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng gia tăng và không lâu sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch chi tiết để tăng cường năng lực công nghệ của Trung Quốc vào năm 2025.

Tất cả các quốc gia lớn đều đang tiến hành lập kế hoạch chiến lược và chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới, để định hình lại bối cảnh quốc tế trong thời đại kỹ thuật số

Tất cả các quốc gia lớn đều đang tiến hành lập kế hoạch chiến lược và chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới, để định hình lại bối cảnh quốc tế trong thời đại kỹ thuật số

Bà Zhang Monan, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Mỹ-Âu tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CCIEE) cho biết, Mỹ đã áp dụng chiến lược “sân nhỏ, hàng rào cao” để trấn áp Trung Quốc. Washington có khả năng sẽ áp đặt các hạn chế mạnh hơn đối với công nghệ nhạy cảm của Mỹ, bổ sung vào bộ công cụ gồm danh sách đen xuất khẩu, cơ quan tài phán dài hạn và đánh giá an ninh đầu tư.

Mỹ và Liên minh châu Âu đã liên kết các quy định của nền kinh tế kỹ thuật số với hệ tư tưởng, nhân quyền và địa chính trị. Điều đó có nghĩa là, nó không chỉ nằm ở góc độ cạnh tranh về kinh tế hoặc công nghệ, mà còn là cạnh tranh về luật lệ và chủ quyền. Nền kinh tế kỹ thuật số sẽ là chiến trường tiếp theo của sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc”, bà nói.

Cùng với đó, cựu Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cũng chỉ trích Washington đang cố gắng kiềm chế sự tiến bộ kỹ thuật số của Trung Quốc. Ông đã chỉ ra Liên minh “Vì tương lai của Internet”, một sáng kiến do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm tập hợp các quốc gia có cùng chí hướng để thúc đẩy một mạng Internet mở và an toàn. Tuy nhiên, điều này không tốt cho nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu và thậm chí cả chính Mỹ.

Những thay đổi nhanh chóng do phát triển công nghệ cao mang lại, như trí tuệ nhân tạo, tài chính kỹ thuật số đã tích hợp chặt chẽ một số vấn đề kinh tế và kỹ thuật thuần túy với an ninh quốc gia. Trung Quốc và Mỹ phải trao đổi về những vấn đề như vậy”, vị cứu Thứ trưởng cho biết.

>> “Đòn bẩy” kinh tế số

Các bình luận xoay quanh chủ đề này được đưa ra chỉ hơn một tuần, sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch 5 năm về nền kinh tế kỹ thuật số mới cho giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch tán thành mục tiêu cho các ngành cốt lõi trong nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2025, tăng từ 7,8% vào năm 2020. Đồng thời lưu ý, tất cả các quốc gia lớn đều đang tiến hành lập kế hoạch chiến lược và chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới, để định hình lại bối cảnh quốc tế trong thời đại kỹ thuật số.

Về vấn đề này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố trong một bài viết trên Tạp chí Qiushi rằng: “Sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số có ý nghĩa to lớn và là một chiến lược để nắm bắt những cơ hội mới trong cuộc cách mạng công nghệ và chuyển đổi công nghiệp của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, theo bình luận của Qiushi, phát biểu của ông Tập như một sự tóm gọn về tình trạng hiện tại và việc triển khai các mục tiêu công nghệ của Trung Quốc trong tương lai. Nó cũng đặt trong bối cảnh cuộc đàn áp chống độc quyền kéo dài một năm của chính phủ đối với các công ty công nghệ lớn của quốc gia, khi đã xóa sạch 1 nghìn tỷ đô la Mỹ giá trị khỏi cổ phiếu của họ. Theo đó, lực cản của các cuộc đàn áp chống độc quyền và an ninh mạng của Trung Quốc đã khiến nhiều công ty công nghệ lớn nhất đất nước, bao gồm Alibaba Group Holding bị phạt, sa thải người lao động và cắt giảm việc làm.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh: “Trung Quốc nên nuôi dưỡng một số doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế và các công ty sinh thái hàng đầu có quyền kiểm soát các chuỗi công nghiệp, để tạo ra các cụm công nghiệp kỹ thuật số đẳng cấp thế giới. So với các nước lớn khác, nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc lớn nhưng không mạnh, nhanh nhưng không vượt trội. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc trong vài năm qua đã dẫn đến những phát triển “không lành mạnh” và “bất thường”, vi phạm các quy định và đe dọa an ninh kinh tế và tài chính của đất nước”.

Đông Nam Á sẽ dẫn đầu?

Còn tại Đông Nam Á, trong báo cáo mới nhất e-Cconomy SEA, Google, Temasek và Bain cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ đóng một vai cực kỳ quan trọng trong tương lai của khu vực này. Báo cáo của Google, Temasek và Bain cũng chỉ ra, sự hồi sinh đáng kinh ngạc sau đại dịch hứa hẹn sẽ mở ra những khả năng mới thú vị cho hàng trăm triệu người, đồng thời dự đoán rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa khoảng 363 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, cao hơn nhiều so với ước tính 300 tỷ đô của năm ngoái.

Lần đầu tiên, Google cũng đưa ra dự báo rằng nền kinh tế kỹ thuật số tại Đông Nam Á có thể đạt giá trị 1 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Sự tăng trưởng trên quy mô đó giúp khu vực được định hình là tương lai của công nghệ trên toàn cầu.

Theo một cuộc khảo sát, có khoảng 350 triệu người Đông Nam Á là “người tiêu dùng kỹ thuật số”, nghĩa là họ đã mua hoặc sử dụng ít nhất một dịch vụ online. Kể từ khi đại dịch bùng phát, khu vực đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số và sự thay đổi dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Việc sử dụng Internet để mua hàng ngày càng tăng thì chắc chắn thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh. Đây được xem là trọng tâm tăng trưởng trong nền kinh tế kỹ thuật số ở khu vực. Bên cạnh đó, 3 lĩnh vực mới nổi đang phát triển nhanh hơn nhờ đại dịch Covid-19 gồm: công nghệ sức khỏe (HealthTech), công nghệ giáo dục (EdTech) và công nghệ tài chính (FinTech). Khi mọi người tìm kiếm sự thuận tiện và khả năng tiếp cận cao hơn, các lĩnh vực này dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng và trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ, Trung Quốc hay Đông Nam Á sẽ dẫn đầu về kinh tế số? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718394 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718394 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10