Với gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế năm 2022, doanh nghiệp kỳ vọng những chính sách tài khoá an sinh xã hội này nhanh chóng được thực hiện.
>>>Chậm gói kích thích, kinh tế mất đà phục hồi
Nghị quyết về chính sách tài khoá tiền tệ hỗ trợ cho chương trình phục hồi phát triển kinh tế. Quốc hội thông qua các chính sách tài khoá và tiền tệ, trên cơ sở chính sách này thì Chính phủ cụ thể hoá chính sách tiền tệ, ban hành chương trình phục hồi phát triển kinh tế chi tiết. Quy mô Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội gần 350.000 tỷ đồng.
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, với gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế năm 2022, doanh nghiệp kỳ vọng những chính sách tài khoá an sinh xã hội này nhanh chóng được thực hiện.
Cùng với đó, nếu có thể gói này nên để đặc thù của từng doanh nghiệp, hoặc từng ngành nghề dù không dễ nhưng quyết định nhiều.
“Luật lao động quy định về giờ làm thêm không quá 40 giờ một tuần cho người lao động mà trước Tết chúng tôi hàng ngập tràn nên buộc phải làm thêm để bù đắp tăng trưởng cho quý 3 khó khăn do Covid mà không được. Những cái đó kỳ vọng chúng tôi chính sách thì phải gắn liền với ngành nghề”, ông Việt nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại diện Vietnam Airlines, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch Phát triển nhận định, với gói hỗ trợ lần này, hỗ trợ lớn nhất của Chính phủ là tạo ra thị trường và tạo điều kiện cho nền kinh tế. Việc hỗ trợ cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho tất cả các ngành nghề khác chính là tạo điều kiện cho chúng tôi.
Thứ hai là ngôi sao hi vọng liên quan tới hạ tầng. “Với hàng không hạ tầng rất quan trọng. Đừờng hàng không là đường làm dễ nhất. Việc mở một đường bay thời gian rất ngắn. Do đó, việc đầu tư mở lại hoạt động giao thương hạ tầng hàng không chúng tôi cho rằng nên được ưu tiên thời gian tới. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng sau cuộc khủng hoảng, nên mở lại hàng không đầu tiên để tạo điều kiện cho các ngành khác. Thống kê cho thấy có quan hệ mật thiết giữa sự tăng trưởng của ngành hàng không và sự tăng trưởng của nền kinh tế”, ông Trung nhấn mạnh.
Phân tích về gói hỗ trợ lần này tới hoạt động của doanh nhiệp, TS Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định có hai tác động, một là trực tiếp những doanh nghiệp được chỉ mặt điểm tên như hỗ trợ giảm lãi suất, VAT hay hỗ trợ cho người lao động một số khu kinh tế lớn để thuê nhà, nhưng lớn hơn là tạo ra cơ hội kinh doanh lớn hơn cho toàn bộ doanh nghiệp.
“Tác động mà chúng ta nhìn thấy gián tiếp của gói hỗ trợ phục hồi này là tạo dư địa cơ hội kinh doanh lớn cho cộng đồng doanh nghiệp do đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến cơ hội gián tiếp này chứ không nên chỉ quan tâm mình có được hỗ trợ trực tiếp hay không”, ông Hiếu nhấn mạnh. Đồng thời kỳ vọng trong tháng 1/2022 Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể triển khai.
Thứ hai, trong phạm vi thẩm quyền ông Hiếu cho rằng Chính phủ cùng các cơ quan quản lý kinh tế bộ ngành tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình.
Cuối cùng vai trò các bên, quan trọng nhất là khả năng hấp thụ của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, trong nghị quyết có 10 nhiệm vụ Quốc hội giao cho Chính phủ rất quan trọng từ công khai minh bạch rồi hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận hiểu được chính sách này. Doanh nghiệp dù không được nói trong Nghị quyết của Quốc hội nhưng tất cả hiệu quả chương trình sẽ nâng lên nếu doanh nghiệp hưởng ứng tích cực.
>>>Gói kích thích kinh tế mới sẽ kéo dài 2 năm 2022 và 2023
>>>Gói kích thích kinh tế: Tốc độ phải quan trọng hơn quy mô
Trong khi các doanh nghiệp đều kỳ vọng vào việc chương trình sẽ tạo ra cú hích cho nền kinh tế, thì giới chuyên gia nhận định, gói hỗ trợ này gần như gói tất cả người dân hưởng lợi. Nói như TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân thì phần đông doanh nghiệp hưởng lợi, lan toả tất cả từ gói hỗ trợ
Phân tích cụ thể, TS Hoàng Văn Cường cho biết, thuế VAT giảm thì người tiêu dùng giảm. Hỗ trợ này kích thích mạnh tiêu dùng trong nước. Kỳ vọng thị trường trong nước vô cùng lớn là trụ đỡ quan trọng cho doanh nghiệp cả doanh nghiệp chưa vươn được thế giới.
Bên cạnh đó, gói hỗ trợ lãi suất lớn nếu giải ngân được trọn vẹn thì đưa được 2 triệu tỷ vào nền kinh tế, doanh nghiệp được hưởng lãi suất ưu đãi. Đây là yếu tố lan toả mạnh cho nền kinh tế.
"Tôi hi vọng gói hỗ trợ lãi suất được thực thi nhanh nhất, doanh nghiệp tiếp cận được. Nhiều người cảnh báo bài học 2009-2011 gói trục lợi thì giai đoạn nay ta khắc phục được nhờ hỗ trợ chuyển đổi số. Dòng tiền ngân hàng đến doanh nghiệp truy được hết không trốn được. Đây là cơ hội lớn, CP cần vào cuộc kiểm soát không dùng tiền mặt. Cả nước người dân đồng tình không dùng tiền mẳ rôi thì ngân hàng có thể kiểm soát dòng tiền của mình", ông Cường nhấn mạnh.
Thứ ba, ông Cường kỳ vọng đầu tư hạ tầng 113.000 tỷ đầu tư vào hạ tầng. Theo đó, Việt Nam đang nói ách tắc hạ tầng thì sẽ tạo ra cơ sở tốt để tạo sự phát triển.
"Cuối cùng, gói hỗ trợ người được hưởng chính là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở đây không phải bỏ tiền ra mà ai hoạt động kinh doanh thì được hưởng lợi. Gói hỗ trợ này ta phải nhấn mạnh không phải bơm tiền vào nền kinh tế", GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 11/01/2022
19:00, 02/12/2021
16:01, 01/12/2021
04:00, 16/11/2021