Sau nhiều lần tạm hoãn, TP HCM thử nghiệm thu phí cảng biển

ĐÌNH ĐẠI 17/02/2022 11:23

Từ hôm nay (17/2), TP.HCM sẽ chính thức vận hành Hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.

>>>Đề nghị dừng thu phí cảng biển năm 2021 và giảm 50% năm 2022

UBND TP.HCM vừa có thông báo về việc thử nghiệm hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên môi trường thật.

Theo đó, trong thời gian 17/2-15/3/2022, việc vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên môi trường thật được thực hiện nhưng không thu phí.

TP.HCM sẽ vận hành Hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.

TP.HCM sẽ vận hành thử nghiệm Hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.

Doanh nghiệp cảng biển tra cứu biên lai nộp phí tại địa chỉ: https://thuphihatang.tphcm.gov.vn:8092/Home. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo tờ khai phí tại: https://thuphihatang.tphem.gov.vn:8081/Home. Số điện thoại hỗ trợ: 1900 1286.

Theo UBND TP.HCM, việc thử nghiệm nhằm giúp cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan sớm tiếp cận với hệ thống trước khi thu phí chính thức từ 0h ngày 1/4. Đơn vị chủ trì triển khai thực hiện là Cảng vụ Đường thủy nội địa TP.HCM.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM có nhiệm vụ theo dõi, giám sát quá trình thu thử nghiệm. Cục Hải quan thành phố được giao hỗ trợ công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu tờ khai và hàng hóa qua cảng lên hệ thống thu phí.

Trước đó, TP HCM có kế hoạch thu phí cảng biển kể từ 1/7/2021. Tuy nhiên, do COVID-19, kế hoạch thu phí phải lùi lại hai lần (tháng 10/2021 và đến tháng 4/2022) nhằm giúp các doanh nghiệp thêm thời gian phục hồi sau dịch.

Đề án thu phí hạ tầng cảng biển được UBND TP.HCM giao Sở Giao thông Vận tải xây dựng với kỳ vọng mỗi năm thu hơn 3.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống đường quanh các cảng.

Mức thu thấp nhất 15.000 đồng mỗi tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet. Số tiền thu được sau khi trích tối đa 1,5% cho đơn vị thu phí sẽ nộp ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông khu vực gần cảng. Việc thu phí không bằng tiền mặt mà qua hệ thống điện tử; sử dụng nhân lực tại cảng.

>>>Đề xuất thu phí cảng biển “cản đường” phát triển của doanh nghiệp

Đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển thành phố; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển thành phố, gồm tổ chức cá nhân mở tờ khai hải quan tại thành phố và ngoài Thành phố.

Đường vào cảng Cát Lái TP.HCM thường xuyên sảy ra ùn tắc giao thông.

Đường vào cảng Cát Lái TP.HCM thường xuyên ùn tắc giao thông.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc thu phí vừa nêu là để đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ kết nối cảng biển trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu tại Đại hội trực tuyến Hiệp hội Logistics TP.HCM lần thứ nhất hồi cuối năm 2021, bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, Thành phố sẽ thực hiện 6 giải pháp chính để phát triển dịch vụ logistics, trong đó tập trung 3 giải pháp chủ chốt.

Thứ nhất, Thành phố đang nghiên cứu thành lập 7 trung tâm logistics với tổng diện tích 623 ha phân bổ tại khắp các địa bàn giáp ranh của Thành phố, để tăng cường kết nối với các tình, thành; nâng cao năng lực, năng suất trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, đây là trung tâm phân phối, hỗ trợ cho hệ thống bán lẻ, thương mại điện tử của nội thành, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông và giảm phụ thuộc vào các hệ thống kho trung tâm, các hệ thống phân phối hiện đại đang phân bổ ở các tỉnh lân cận, gây rất nhiều bị động trong thời gian xảy ra dịch bệnh như vừa qua.

Thứ hai là ứng dụng công nghệ thông tin, Thành phố mong muốn sớm thiết lập hệ sinh thái logistics, sử dụng dữ liệu dùng chung cho tất cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, phân phối nội địa, góp phần kéo giảm chi phí logistics. Tình hình dịch bệnh vừa qua cho thấy chúng ta cần tập trung hơn nữa việc số hóa ngành logistics.

Thứ ba là đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành logistics. Thành phố xác định trở thành trung tâm đào tạo nhân lực logistics cho khu vực phía Nam và cả nước, vì xét cho cùng, nguồn nhân lực là thế mạnh nội tại của Thành phố.

Ngoài ra, Thành phố sẽ có các nhóm giải pháp để kết nối các dịch vụ logistics, thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng về logistics; tổ chức gặp gỡ thường niên với cộng đồng doanh nghiệp logistics. Tất cả các giải pháp đó đều cần có sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng doanh nghệp ngành logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Đề nghị giảm quy mô Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi để phù hợp thực tế

    TP.HCM: Đề nghị giảm quy mô Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi để phù hợp thực tế

    11:05, 17/02/2022

  • Vẫn còn một số cửa hàng trên địa bàn TP.HCM thiếu xăng

    Vẫn còn một số cửa hàng trên địa bàn TP.HCM thiếu xăng

    22:31, 14/02/2022

  • Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM

    Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM

    18:52, 10/02/2022

  • TP.HCM tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư

    TP.HCM tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư

    04:15, 10/02/2022

  • Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

    Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

    09:24, 09/02/2022

  • Kỳ vọng

    Kỳ vọng "bứt phá" hạ tầng giao thông TP.HCM

    03:51, 09/02/2022

  • TP.HCM: 3.190 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2022

    TP.HCM: 3.190 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2022

    01:00, 08/02/2022

ĐÌNH ĐẠI