Doanh nghiệp nào được Hà Nội "ưu ái" nâng tầng, phá vỡ quy hoạch đường Lê Văn Lương?

PHƯƠNG UYÊN 04/07/2022 03:26

Nhiều dự án và công trình vi phạm quy hoạch đường Lê Văn Lương vừa được Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ có chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội.

>>> Không điều chỉnh quy hoạch chạy theo lợi nhuận nhà đầu tư

Cụ thể, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico - đơn vị doanh nghiệp thuộc UBND TP Hà Nội) và Công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội làm chủ đầu tư Dự án Khu hỗn hợp văn phòng cho thuê - nhà ở tại ô đất 3.10-NO (chung cư Handiresco Complex).

Vi phạm cụ thể tại dự án Hà Nội Center Point: Điều chỉnh từ đất công cộng thành phố thành hỗn hợp (văn phòng dịch vụ và nhà cho thuê); mật độ xây dựng từ 26% thành 52%; nâng tầng cao từ 15 thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng 1.060 người.

Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ vi phạm tại dự án Hà Nội Center Point nâng tầng cao từ 15 thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng 1.060 người

"Ưu ái" nâng tầng, phá vỡ quy hoạch

Tại dự án này, UBND TP Hà Nội và Sở Quy hoạch Kiến trúc đã 4 lần điều chỉnh quy hoạch sai quy định pháp luật. Theo đó, điều chỉnh từ đất ở thành tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, nhà ở và nhà trẻ; làm tăng tầng cao trung bình từ 6,5 tầng lên 25 tầng khối văn phòng, 27 tầng khối nhà ở; phát sinh tăng dân số 754 người, diện tích sàn tăng thêm 10.794 m2.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội (Handico 6) là chủ đầu tư Dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất C1 (Diamond Flower Tower) có nhiều vi phạm trong điều chỉnh quy hoạch và xây dựng.

Cụ thể, Hà Nội đã điều chỉnh chỉ tiêu như: Hệ số sử dụng đất từ 1,24 lần thành 13,4 lần; mật độ xây dựng từ 31% thành 40,05%; tầng cao tối đa từ 6 tầng thành 39 tầng; chức năng từ thương mại - dịch vụ công cộng điều chỉnh thành trung tâm thương mại và dịch vụ công cộng nhà ở; dân số tăng thêm 912 người.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Cần hình sự hóa để xử lý tận gốc

    Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Cần hình sự hóa để xử lý tận gốc

    04:00, 03/07/2022

  • Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Cần làm rõ vai trò của ông Nguyễn Thế Thảo

    08:00, 02/07/2022

Doanh nghiệp được điểm tên trong hàng loạt vi phạm điều chỉnh quy hoạch của Hà Nội là Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco). Doanh nghiệp này làm chủ đầu tư Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở để bán tại ô đất 3.7-CC (Hà Nội Center Point - 27 Lê Văn Lương).

Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1) - thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) được nhắc tên trong kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng khi làm chủ đầu tư Dự án Nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại (HACC1 Time Tower) có nhiều vi phạm về điều chỉnh quy hoạch tăng tầng cao từ trung bình 7,2 tầng thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% thành 59,53%, tăng thêm dân số 680 người. 

Ngoài doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội nêu trên, tại tuyến đường Lê Văn Lương có Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Sao Mai, Tổng công ty HUD và Công ty CP Phát triển thương mại Việt Nam lần lượt là chủ đầu tư Sao Mai Building, HUD Tower, Golden West được Hà Nội điều chỉnh quy hoạch sai quy định pháp luật tăng tầng cao gấp 2-3 lần so với quy hoạch ban đầu. 

Cũng tại khu vực đường Lê Văn Lương nhưng thuộc địa phận quận Cầu Giấy, Thanh tra Bộ Xây dựng xác định một số dự án sai phạm thuộc vị trí đất quốc phòng là MB Grand Tower do Công ty cổ phần địa ốc MB làm chủ đầu tư và dự án trụ sở làm việc của Tổng công ty 319.

Kết luận chưa thoả đáng?

Tuu nhiên, tại cuộc họp báo mới đây, ông Phạm Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc chỉ rõ, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8.1998, UBND TP.Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến đường Giảng Võ, Láng Hạ, Tố Hữu. Trong đó có đoạn tuyến Lê Văn Lương. 

Theo Quy hoạch chi tiết này xác định chiều cao trung bình công trình từ 5,62 tầng đến 18,5 tầng (từ 1 tầng đến 33 tầng); tập trung cao nhất tại khu vực các nút giao thông của tuyến đường với các phố như Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám.

Tuyến đường Lê Văn Lương

Theo Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, trục Lê Văn Lương luôn được xác định là xây dựng trục cao tầng 

Năm 2008, cùng với việc hợp nhất thành phố Hà Nội với tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát quy hoạch khu vực, nghiên cứu đề xuất phương án định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 2 bên trục đường Lê Văn Lương và đường Phạm Hùng.

Quá trình thực hiện, UBND TP.Hà Nội đã có công văn gửi Bộ Xây dựng vào tháng 9.2008, đề nghị xem xét, chấp thuận nguyên tắc nội dung nghiên cứu định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/2000 hai bên tuyến đường Lê Văn Lương thuộc Q.Thanh Xuân, Cầu Giấy làm cơ sở lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu vực này theo quy định. 

Tháng 10.2008, Bộ Xây dựng đã thống nhất về nguyên tắc chủ trương quy hoạch tổ chức không gian hai khu vực trên. Trên cơ sở thống nhất của Bộ Xây dựng nêu trên, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã báo cáo và UBND thành phố vào tháng 11.2008 chấp thuận về nguyên tắc quy hoạch định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Lê Văn Lương và đường Phạm Hùng. 

Theo đó, định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Lê Văn Lương được UBND Thành phố chấp thuận chức năng công cộng (khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại) cao nhất là 45 tầng, chức năng hỗn hợp là 32 tầng.

Theo ông Tuyến, qua các thời kỳ từ năm 2002 đến nay, trục Lê Văn Lương luôn được xác định là xây dựng trục cao tầng. Mặt khác các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại các dự án không vượt các chỉ tiêu khống chế về hạ tầng khung, chỉ tiêu khống chế quy hoạch kiến trúc tại quy hoạch phân khu, đồng nghĩa với việc vẫn đảm bảo yêu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã xác định tại quy hoạch phân khu được duyệt. 

Với các định hướng tại Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch phân khu, theo ông Tuyến, việc UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2016 cũng như giải quyết các dự án theo hướng tập trung cao tầng tại đây phù hợp với ý kiến Bộ Xây dựng đã thỏa thuận và chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố qua các thời kỳ và định hướng tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Việc kết luận cao tầng gây quá tải, thiếu trường học, nhà trẻ, giảm tiện ích… tại một số dự án là chưa thỏa đáng. 

Đồng thời, Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc không thuộc trường hợp điều chỉnh là chưa áp dụng đúng quy định luật Xây dựng 2003, luật Quy hoạch đô thị 2009, các quy định liên quan khác, chưa tính đến các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong suốt giai đoạn này.  

Có thể bạn quan tâm

  • Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Cần hình sự hóa để xử lý tận gốc

    Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Cần hình sự hóa để xử lý tận gốc

    04:00, 03/07/2022

  • Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Cần làm rõ vai trò của ông Nguyễn Thế Thảo

    Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Cần làm rõ vai trò của ông Nguyễn Thế Thảo

    08:00, 02/07/2022

  • Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Hà Nội “phản pháo” Kết luận thanh tra

    Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Hà Nội “phản pháo” Kết luận thanh tra

    21:00, 01/07/2022

  • Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc

    Quy hoạch “băm nát” đường Lê Văn Lương: Đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc

    03:50, 01/07/2022

PHƯƠNG UYÊN