4 vấn đề nóng ngành xây dựng
Chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ trả lời chất vấn về 4 vấn đề: Nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội và định mức trong xây dựng cơ bản.
>>> Khó khăn bủa vây doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội
Cụ thể, nội dung thứ nhất về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội
Thứ hai, quản lý thị trường bất động sản. Việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.
Thứ ba, xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.
Thứ tư, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản.
Liên quan đến vấn đề xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
Theo Bộ Xây dựng, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp của các địa phương giai đoạn 2021-2030 vào khoảng 2,6 triệu căn và mục tiêu đề ra của các địa phương cho giai đoạn này là hoàn thành khoảng 1,8 triệu căn hộ.
Lộ trình thực hiện cũng được chia ra theo 2 giai đoạn. Năm 2021-2025, mục tiêu được các địa phương đặt ra là hoàn thành 700.000 căn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu.
Giai đoạn 2025-2030, nhu cầu là 1,3 triệu căn nhưng mục tiêu hoàn thành tăng lên thành 1,1 triệu căn hộ, đáp ứng khoảng 85% nhu cầu.
>>>1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
>>> Thủ tướng: Phát triển nhà ở xã hội cần "nói đi đôi với làm"
Hiện đã có 40 địa phương đăng ký nhu cầu và kế hoạch thực hiện. Trong đó, nhu cầu của phân khúc nhà ở này theo đăng ký, đứng đầu là TP.HCM với hơn 345.000 căn, tiếp đến là Long An 310.000 căn, Bắc Giang trên 285.000 căn, Đồng Nai khoảng 152.000 căn, Hà Nội 136.000 căn...
Một số địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Long An chỉ tiêu hoàn thành là 100% so với nhu cầu đặt ra. Trong khi đó, TP.HCM chỉ là 130.000/345.000 căn theo nhu cầu, Bắc Ninh hơn 96.000/128.000 căn theo nhu cầu.
Bộ Xây dựng cũng đã có đề xuất với Thủ tướng nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Thuế…, trong đó tập trung sửa đổi các cơ chế chính sách cho nhóm người thu nhập thấp, quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên, vẫn còn 5 khó khăn, vướng mắc lớn cần được giải quyết.
Thứ nhất, đối với quy định dành quỹ đất 20% ở các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Qua theo dõi số liệu thực tế cho thấy, việc thực hiện quy định dành quỹ đất 20% ở các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP tại một số địa phương còn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, nhu cầu nhà ở của người dân trên phạm vi địa bàn địa phương đó.
Thứ hai, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua – bán nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài như: dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất để miễn; các đối tượng nhà ở xã hội phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về đối tượng, điều kiện…
Thứ ba, việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng gây kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp.
Thứ tư, các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã ban hành chưa đủ hấp dẫn (lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án đối với trường hợp bán nhà ở xã hội không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư; đối với nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua thì lợi nhuận không được quá 15% tổng chi phí đầu tư), không thực chất không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư.
Có thể bạn quan tâm