Giao dịch bất động sản “bắt buộc” qua sàn?
Việc đề xuất giao dịch bất động sản qua sàn đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều.
>Hà Nội: Hạn chế phát triển nhà cao tầng trong nội đô
Vừa qua, sau khi tiếp thu nhiều ý kiến, Chính phủ đã quyết định giữ nguyên quan điểm bắt buộc phải giao dịch qua sàn. Theo đó, hai loại giao dịch bất động sản sẽ phải qua sàn bao gồm chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hoặc công trình hình thành trong tương lai và chuyển nhượng, cho thuê lại đất đã có hạ tầng kỹ thuật. Các giao dịch khác sẽ được khuyến khích để giao dịch qua sàn.
Theo Chính phủ, chủ trương khi được đưa ra, Đảng và Trung ương đã khẳng định là “đánh giá tác động kỹ”. Khoảng 99% các chủ đầu tư hầu hết đều kinh doanh qua sàn hoặc môi giới. Đối với các trường hợp giao dịch trực tiếp không qua sàn hoặc công chứng sẽ dẫn tới nhiều rủi ro liên quan đến chất lượng, pháp lý, giá cả.
Thời gian vừa qua, có thể thấy một số vụ lừa đảo bất động sản vì không có pháp lý hoặc chưa có đủ điều kiện pháp lý như dự án Roxana Plaza Bình Dương của Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ thương mại bất động sản Tường Phong, dự án lừa đảo của Công ty Alibaba tại Đồng Nai… Chính phủ cho rằng, việc quy định bắt buộc không làm giảm tính cạnh tranh của thị trường hay tạo độc quyền.
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai qua sàn sẽ đảm bảo được tính minh bạch, gia tăng mức độ kiểm soát và bảo vệ người dân mà không gây ảnh hưởng đến quyền tự do cũng như gia tăng cạnh tranh giữa các sàn. Theo đó, đây sẽ là công cụ để quản lý thông tin, điều tiết thị trường và kịp thời xử lý biến động hay chống thất thu thuế.
Việc giao dịch qua sàn sẽ cần nhiều quy định cụ thể hơn.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, quy định này đã được đưa vào Luật Kinh doanh bất động sản từ năm 2006, sau đó bị loại bỏ khỏi Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Lí do bởi đã không đạt mục tiêu mà nảy sinh tiêu cực, cho nên khi đề xuất lại sẽ có nguy cơ xuất hiện tình trạng nhiễu loạn thị trường. Nhiều lo ngại rằng các sàn “móc ngoặc” với nhau vì mục đích lợi nhuận và không phản ánh đúng giá cả cũng như tương quan cung- cầu.
>>Đồng bộ cơ chế miễn tiền sử dụng đất với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, khi giao dịch qua sàn không bị bắt buộc, nhiều chủ đầu tư đã có dấu hiệu lừa đảo, không thực hiện những cam kết trong giao dịch trước đó. Nhiều sản phẩm thông tin chưa rõ ràng và thiếu thủ tục pháp lý.
Ông chia sẻ thêm, các chủ đầu tư hầu hết đều phải giao dịch qua sàn trước khi bán sản phẩm đến thị trường, đặc biệt là các dự án chung cư. Cùng với đó, các chủ đầu tư đều phối hợp với sàn nhằm tiếp thị sản phẩm và tận dụng dữ liệu khách hàng của sàn để mang đến nguồn tiền cho dự án. Cần quy định ràng buộc trách nhiệm của các sàn, môi giới bất động sản và chi phí hoa hồng để tránh những hậu quả không đáng có.
Mặt khác, hiện có hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản được thành lập, hầu hết mang nhiệm vụ quảng cáo cho các chủ đầu tư và làm môi giới nhưng chưa thực hiện được các chức năng như báo cáo thông tin về tình hình giao dịch, kiểm tra tính pháp lý sản phẩm trước khi thực hiện giao dịch…
Mỗi môi giới cần có mã định danh riêng tương tự với bất động sản nhằm kiểm soát được biến động giao dịch và theo dõi chặt chẽ quá trình. Ngoài ra nên có trung tâm lưu ký các mã bất động sản và các thành viên môi giới để mọi thông tin đều được minh bạch cũng như tạo niềm tin cho người mua sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục giảm lãi suất, gỡ khó dự án bất động sản
14:16, 09/05/2023
Dòng tiền cho thị trường bất động sản
05:00, 09/05/2023
Đà Nẵng có cơ hội trở thành “thánh địa” bất động sản cao cấp
11:00, 08/05/2023
Dòng tiền tín dụng vào bất động sản tăng: Thị trường vẫn khó đảo chiều
05:00, 08/05/2023
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Một số quy định còn gây khó cho đầu tư kinh doanh
03:30, 08/05/2023