Ngân hàng nào phát hành trái phiếu lớn nhất trong năm 2019?
Techcombank dự kiến sẽ phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay; trái phiếu dự kiến có kỳ hạn tối đa 3 năm, có thể phát hành thành 2 đợt, mỗi đợt 5.000 tỷ đồng.
HĐQT Ngân hàng Techcombank – (HoSE: TCB) vừa có Nghị quyết về việc phát hành trái phiếu năm 2019. Theo đó, Techcombank muốn phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm và không kèm chứng quyền. Trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng hoặc bội số của 100.000 đồng.
Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 3 năm, có thể được phát hành thành nhiều đợt, tuy nhiên không quá 10 đợt. Khối lượng phát hành dự kiến mỗi đợt tối đa 5.000 tỷ đồng. Thời điểm phát hành dự kiến trong quý 3/2019 và quý 4/2019.
Lãi suất cố định hoặc thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cổ định và thả nổi, cụ thể sẽ do Tổng giám đốc Techcombank quyết định theo từng đợt phát hành, phù hợp với lãi suất thị trường và quy định của NHNN.
Sau khi phát hành được 10.000 tỷ đồng trái phiếu, dự kiến vốn chủ sở hữu của Techcombank sẽ tăng lên 61.183 tỷ đồng. Theo đó, hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu tăng lên 5,3 lần. Theo Ban Lãnh đạo Techcombank, việc huy động 10.000 tỷ từ trái phiếu là để đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung- dài hạn và kế hoạch kinh doanh của Techcombank năm 2019.
Như vậy đến thời điểm này, khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành của Techcombank là lớn nhất trong năm nay (đối với trái phiếu phát hành trong nước).
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán SSI, trong 8 tháng đầu năm 2019, các ngân hàng thương mại là chủ thể phát hành lớn nhất trên thị trường trái phiếu với tổng giá trị phát hành là 56.060 tỷ đồng (chiếm 47,9%). Ngân hàng cũng là nhóm có tỷ lệ phát hành thành công cao nhất (99,6%).
Có thể bạn quan tâm
Siết tín dụng- phình trái phiếu doanh nghiệp
04:07, 28/08/2019
Không nên siết trái phiếu doanh nghiệp
11:30, 18/08/2019
“Nắn” dòng trái phiếu doanh nghiệp
15:00, 15/08/2019
Cẩn trọng trái phiếu kèm quyền mua địa ốc
11:01, 02/08/2019
Cẩn trọng với “bùng nổ” trái phiếu doanh nghiệp
05:30, 02/08/2019
Việc các ngân hàng đua nhau phát hành trái phiếu được cho là để gia tăng nguồn vốn dài hạn, đáp ứng yêu cầu giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn theo quy định của NHNN. Ngoài ra, với nhiều ngân hàng, huy động vốn bằng trái phiếu còn được tính vào vốn cấp 2, giúp ngân hàng duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trong bối cảnh chưa tăng được vốn điều lệ.
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán VCB, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những chuyển biến mạnh bởi quá trình mở rộng quy mô: Đối tượng nắm giữ chủ yếu vẫn là các NHTM, tuy nhiên đã có sự chuyển dịch sang các công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư bắt nguồn từ nhu cầu đầu tư thực tế của tổ chức tài chính đối với trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh cơ hội đầu tư vào trái phiếu chính phủ không còn hấp dẫn...
Giới chuyên gia dự báo, từ nay đến hết năm 2019, các trái chủ trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa hơn danh mục nắm giữ, thay vì tập trung mạnh vào trái phiếu của các tổ chức tín dụng trong bối cảnh Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN tiếp tục hạn chế việc các tổ chức này mua các công cụ nợ của các TCTD khác phát hành nhằm làm tăng vốn tự có so với thực tế.
Tỷ lệ CAR của nhóm NHTM nhà nước năm 2018 chỉ còn 9,33%, thấp hơn nhiều so với bình quân của hệ thống là trên 12%. Với thực trạng này, các NHTM, đặc biệt là nhóm NHTM CP Nhà nước tiếp tục lựa chọn phương án phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2...