Rủi ro hệ thống ngân hàng nhìn từ Condotel
Nhiều chuyên gia cho rằng hình thức Condotel đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng nói chung và nền kinh tế nói chung.
Chia sẻ với báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Mai Huy Tân- Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Nhịp cầu Đức Việt, cho biết, mức lãi suất Condotel rất hấp dẫn nên bản thân ông đã bỏ hơn 200 tỷ đồng và Công ty Nhịp cầu Việt Đức đã vay 402 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư vào dự án Cocobay tại Đà Nẵng. Mức lãi suất mà ngân hàng cho Công ty Nhịp cầu Đức Việt vay là 8,1%/năm trong 18 tháng đầu tiên, sau đó tăng lên 10,4%/năm, trong khi Cocobay trả lãi cho nhà đầu tư với mức 12%/năm.
"Sau khi đầu tư 602 tỷ đồng, mỗi năm trung bình Cocobay trả lãi cho bản thân ông và Công ty Nhịp cầu Đức Việt tổng cộng 67,7 tỷ đồng. Năm 2019, họ mới trả lãi là 14 tỷ đồng, hiện vẫn còn nợ chúng tôi 54 tỷ đồng tiền lãi như đã cam kết", ông Tân cho biết và nhấn mạnh, toàn bộ số tiền lãi này đều được ngân hàng thu để cấn trừ nợ vay.
Từ trường hợp của ông Tân có thể khẳng định, lãi suất từ Condotel rất hấp dẫn, khiến các nhà đầu tư lao vào Condotel như con thiêu thân.
Được biết ngoài dự án Cocobay, nhiều ngân hàng thương mại cũng nhảy vào cho vay tại các dự án condotel khác. Chủ đầu tư các dự án condotel như Gold Coast Nha Trang, Citadines condotel Hạ Long, Swisstouches La Luna Resort Nha Trang... cũng cho biết nhà đầu tư mua được căn hộ này nhờ các ngân hàng cho vay với mức dao động 50-70% giá trị căn hộ trong thời gian tối đa 15-25 năm. Thậm chí, một ngân hàng cho vay tới 60% giá trị căn hộ dự án Condotel Grand World Phú Quốc với lãi suất 0% đến năm 2020.
Dù đã là sản phẩm phổ biến trên thị trường bất động sản và được nhiều chủ đầu tư rót tiền vào triển khai dự án, nhưng đến nay Condotel vẫn chưa có hành lang pháp lý đầy đủ. Đặc biệt, nhà đầu tư không kiểm soát tài sản bất động sản của mình, mà tài sản đó được quản lý, vận hành bởi chủ đầu tư để tạo ra dòng tiền trong tương lai. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với nhà đầu tư, cũng như đối với hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng Cocobay Đà Nẵng không đại diện cho thị trường CONDOTEL
11:00, 27/11/2019
Chủ tịch Empire Group trải lòng sau quyết định dừng trả cam kết lợi nhuận dự án Cocobay
18:22, 26/11/2019
Doanh nghiệp ngoại tiết lộ lý do CONDOTEL “vỡ trận”: Quá phụ thuộc vào đơn vị vận hành
11:12, 29/11/2019
Condotel - “tội đồ” của thị trường?
08:31, 29/11/2019
Thị trường thứ cấp nhìn từ Condotel
06:04, 29/11/2019
Condotel vỡ trận: thực chất chỉ là giao dịch tài chính thuần tuý
09:17, 28/11/2019
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Việt Nam hiện đã có 80.000 căn hộ Condotel. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản còn sáng tạo thêm mô hình gần tương tự là biệt thự nghỉ dưỡng với mức giá được chào rất hấp dẫn.
Với một sản phẩm mà tổng thị trường đã cả chục tỷ USD như vậy mà hiện chưa có khung pháp lý điểu chỉnh thì thực sự đang tiềm ẩn rủi ro rất lớn. "Với nhà đầu tư thì thật sự quá rủi ro khi đầu tư vào một sản phẩm không rõ ràng mà chưa được pháp luật bảo hộ, còn với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung rõ ràng là đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ", ông Hưng nhấn mạnh.
Ông Hưng khẳng định, bản chất Condotel là một sản phẩm tài chính để huy động vốn, thay vì nhà đầu tư nhận được vốn gốc và lãi khi đáo hạn thì nhà đầu tư sẽ nhận được căn hộ khi đáo hạn và mức lợi nhuận hàng năm được cam kết không rõ ràng của chủ đầu tư. Do vậy, ngoài các bộ ngành liên quan đến xây dựng và đất đai thì Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng cần có các quy định quản lý vấn đề này dưới góc độ tín dụng và phát hành cổ phiếu, trái phiếu, nhằm tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng và các nhà đầu tư.