Gỡ vướng việc vay trả lương ngừng việc

HÀ ANH 28/09/2021 11:00

Điều kiện thiếu thực tế, thủ tục phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phối hợp Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

 Tính đến ngày 26/8, cả nước đã có hơn 15 triệu người được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết 68. (Hà Nội thực hiện chi trả hỗ trợ tiền mặt cho người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Ảnh: Hoàng Hiếu)

Tính đến ngày 26/8, cả nước đã có hơn 15 triệu người được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết 68. (Hà Nội thực hiện chi trả hỗ trợ tiền mặt cho người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Ảnh: Hoàng Hiếu).

Nhiều vướng mắc

Một số địa phương còn chậm triển khai các chính sách của Nghị quyết 68. Cụ thể, có 2 tỉnh chưa bố trí được ngân sách để chi hỗ trợ là Bến Tre và Vĩnh Long; 9 tỉnh chưa chi chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động, tạm ngừng việc; 5 tỉnh chưa chi hỗ trợ lao động phải ngừng việc; 3 tỉnh chưa chi hỗ trợ...

Theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH, ngoài nguyên nhân hạn chế do giãn cách xã hội thì còn có nguyên nhân người lao động và người sử dụng lao động chưa thực sự hiểu hết các chính sách, chưa tích cực, chủ động gửi các hồ sơ đề nghị hỗ trợ tới các cơ quan của địa phương. Cán bộ ở các cấp địa phương còn có những cách hiểu khác nhau, do đó chưa linh hoạt trong việc xử lý…

Cần đơn giản hóa thủ tục

Được biết, Bộ LĐTB&XH đề xuất bổ sung đối tượng người sử dụng lao động có địa điểm hoạt động trên các địa bàn thực hiện phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg. Cùng với đó, Bộ cũng đề xuất bỏ điều kiện “người sử dụng lao động không có nợ xấu tại TCTD tại thời điểm đề nghị vay vốn”…

Ngoài ra, không ít ý kiến đề nghị xem xét sửa đổi điều kiện “người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên” đối với cho vay trả lương ngừng việc. Bởi trên thực tế, để bảo đảm thu nhập cho người lao động, các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ nghỉ luân phiên (đi làm một tuần, nghỉ 1 tuần) đối với từng bộ phận công nhân. Do đó, khi đối chiếu quy định, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện được vay vốn, dù người lao động ngừng việc hơn 15 ngày, nhưng không liên tục.

Bên cạnh đó, yêu cầu doanh nghiệp phải có bản sao thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng lao động cũng đang là một vướng mắc bởi với nhiều loại hình doanh nghiệp, ngành Thuế chỉ thực hiện xác nhận thu nhập 3 năm/lần…

Việc sửa đổi Nghị quyết 68 phải làm sao đơn giản hóa được các thủ tục để chính sách hỗ trợ của Nhà nước có thể nhanh chóng đến được với doanh nghiệp”, một chuyên gia khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp

    15:00, 25/09/2021

  • THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: Đề xuất gói hỗ trợ đặc thù cho lĩnh vực lưu trú, du lịch

    THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: Đề xuất gói hỗ trợ đặc thù cho lĩnh vực lưu trú, du lịch

    10:30, 26/09/2021

  • Cần rút kinh nghiệm để thực hiện tốt gói hỗ trợ thứ 3

    Cần rút kinh nghiệm để thực hiện tốt gói hỗ trợ thứ 3

    00:00, 24/09/2021

  • Gói hỗ trợ thứ 3 chạy đua thời gian

    Gói hỗ trợ thứ 3 chạy đua thời gian

    09:57, 22/09/2021

  • TP.HCM chính thức có gói hỗ trợ lần 3 hơn 7.300 tỷ đồng

    TP.HCM chính thức có gói hỗ trợ lần 3 hơn 7.300 tỷ đồng

    00:00, 21/09/2021

  • Bảo hiểm tỉnh Hải Dương triển khai nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp

    Bảo hiểm tỉnh Hải Dương triển khai nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp

    18:23, 16/09/2021

HÀ ANH