KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp

Diendandoanhnghiep.vn Hơn lúc nào hết, một gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp sẽ là "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Theo số liệu kinh tế - xã hội do Tổng cục Thống kê công bố, 8 tháng năm nay, do tác động bởi COVID-19, cả nước có 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Đáng chú ý, trong số đó, 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9%; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được các gói hỗ trợ tín dụng.

Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được các gói hỗ trợ tín dụng.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, cho biết mặc dù các ngân hàng đã công bố mức giảm lãi từ 0,3 - 1,5%/năm, cùng các gói tín dụng ưu đãi khác nhưng mức giảm này là không đáng kể so với thiệt hại và doanh nghiệp hiện cũng chưa được hưởng bất cứ ưu đãi nào khác.

Ông Lập đề nghị cần có gói hỗ trợ từ nhà nước, giảm lãi suất đối với cả nguồn vốn vay hiện tại và vốn vay mới, với mức giảm lãi suất xuống còn từ 4 - 4,5%/năm thay vì mức lãi suất quá cao như hiện nay.

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã đuối sức, thậm chí kiệt quệ.

Do đó, nếu doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất thấp sẽ giúp giảm được chi phí, tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Việc hỗ trợ lãi suất cần phải được thông qua một cơ chế và điều kiện vay dễ dàng hơn để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn.

Theo ông Nam, chỉ khi nào gỡ được khó khăn này mới phát huy được hết ý nghĩa của việc ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thông qua tổ chức trung gian là ngân hàng.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đánh giá việc hỗ trợ lãi suất bằng ngân sách và điều kiện vay như thế nào không phải của mỗi ngành ngân hàng mà cần phải có nhiều bộ, ngành vào cuộc.

Ví dụ gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng năm 2009, các ngân hàng đã bị “ám ảnh” bởi thủ tục cho vay và việc kiểm toán, thanh quyết toán sau đó. 

Vì vậy, rút kinh nghiệm riêng việc kiểm toán sau khi kết thúc rất chúng ta cần xác định mức độ dung hòa như thế nào, giao trách nhiệm rõ từ đầu, có chấp nhận mức độ sai sót nhất định và chỉ kiểm toán đại diện mẫu (nếu có), hay lại bắt buộc quay trở lại kiểm toán kỹ lưỡng, chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình 100% như năm 2009. Nếu thế thì sẽ rất khó triển khai, các ngân hàng rất e ngại vì sai sót nhỏ có thể xảy ra do tình thế lúc này và rủi ro dẫn tới yếu tố hình sự hoặc chậm quyết toán như vừa qua.

“Quan điểm của chúng tôi nếu có tung ra gói hỗ trợ lãi suất thì phải cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề trên”, TS Lực nói và đặt ra trường hợp nếu không có gói hỗ trợ này thì các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục giảm lãi suất như đã cam kết, tiếp tục tăng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp không có khả năng tồn tại, thiếu dự án khả thi, nếu ngân hàng cho vay sẽ rất rủi ro. Trong khi đó, theo luật Tổ chức tín dụng, các ngân hàng không được cho vay doanh nghiệp thua lỗ, còn luật Quản lý nợ công thì quy định Chính phủ không được bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp.

Như vậy làm sao doanh nghiệp nhỏ và vừa vay được. Tôi nghĩ chúng ta cần vực dậy và phát huy vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương. Hiện cả nước có 28 quỹ nhưng hoạt không hiệu quả. Các quỹ này cần sẵn sàng đứng ra bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa như một số quốc gia vẫn làm. Như vậy, mới góp phần giải được bài toán tiếp cận vốn hiện nay với khu vực doanh nghiệp này, cùng với những giải pháp khác.

Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, một mình giải pháp tiền tệ - tín dụng không giải quyết được nhiều khó khăn, thách thức lớn hiện nay, mà đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ các giải pháp khác như tài khóa, an sinh xã hội và chiến lược, chính sách phục hồi sản xuất kinh doanh an toàn trong bối cảnh còn dịch bệnh cũng như sau này”, TS Cấn Văn Lực đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp cần các gói hỗ trợ lãi suất trực tiếp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713880964 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713880964 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10