“Mắc kẹt” với tài sản bảo đảm bất động sản

TS. ĐINH THẾ HIỂN - Chuyên gia kinh tế 25/02/2022 05:05

Dù việc xử lý nợ xấu đã có tín hiệu tích cực, nhưng nhiều ngân hàng vẫn “mắc kẹt” với tài sản đảm bảo bất động sản.

 Dư nợ tín dụng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn: SBV

Dư nợ tín dụng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn: SBV

>>> Nợ xấu, chứng khoán, bất động sản: Những lưu ý cho năm 2022

Đầu tiên phải thấy rằng việc nợ xấu tăng cao có trách nhiệm ngân hàng. Dù các ngân hàng đã đưa được nợ xấu về mức rất thấp, nhưng vẫn không rút ra được bài học năm 2013. Bởi vì các ngân hàng vẫn chủ yếu cho vay trên tài sản đảm bảo bất động sản (BĐS), chứ không phải trên một nền kinh tế đa dạng. Hơn nữa, nợ xấu theo khoản vay ngân hàng trên thị trường tăng cao hơn, do đó sẽ khó xử lý hơn. Ngoài ra, khi NHNN siết cho vay BĐS, các doanh nghiệp BĐS đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu, nhưng người mua vẫn là ngân hàng.

Thứ hai, việc xử lý nợ xấu ở các quốc gia theo cơ chế nhận diện từng khoản vay và tạo ra thanh khoản của nợ. Nhưng ở Việt Nam, việc xử lý nợ xấu còn khó khăn do thanh lý nợ xấu còn “đụng” các quy định khác nhau. Nếu các ngân hàng quyết tâm xử lý cũng sẽ khó có cơ chế xử lý từng món để giảm độ dồn tích và giảm nguy cơ nợ xấu tăng. Nhưng nếu có cách xử lý quyết liệt vẫn có thể giảm với điều kiện NHTM chịu phần thiệt hại. Với tiến độ xử lý chậm như hiện nay, nợ xấu dồn tích tăng cao sẽ khiến thanh khoản ngân hàng gặp vấn đề, cũng như làm cho nợ xấu còn khó khăn hơn.

Thứ ba, tất cả các quy định xử lý nợ xấu nên là một hành vi dân sự dựa trên hợp đồng cho vay và xử lý nợ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang còn rất nhiều vướng mắc khiến nợ xấu chưa được xử lý hoàn toàn trên quan điểm này, làm méo mó cơ chế xử lý nợ xấu. Đây vẫn sẽ là định hướng dài hạn.

Trước mắt, có ý kiến cho rằng cần có thời gian để người vay chủ động xử lý tài sản bảo đảm, thanh lý nợ. Điều này đảm bảo tránh trường hợp ngân hàng tạo sức ép để thanh lý, sở hữu tài sản giá rẻ cho “sân sau”, làm thất thoát giá trị tài sản của bên vay. Nên áp dụng quy định này với lộ trình trong 3 năm để đảm bảo tiến trình xử lý nợ xấu phù hợp dần với thế giới và tránh gây sốc cho thị trường BĐS. 

Có thể bạn quan tâm

  • Xử lý nợ xấu (Bài 2): Ngân hàng gặp khó trong thực hiện Nghị quyết 42 ra sao?

    Xử lý nợ xấu (Bài 2): Ngân hàng gặp khó trong thực hiện Nghị quyết 42 ra sao?

    14:00, 21/02/2022

  • Luật hóa Nghị quyết 42 để hạn chế nợ xấu

    Luật hóa Nghị quyết 42 để hạn chế nợ xấu

    04:10, 21/02/2022

  • Diễn biến xấu của nợ xấu

    Diễn biến xấu của nợ xấu

    04:30, 19/02/2022

  • Vì sao ngân hàng gặp khó trong thu hồi nợ xấu?

    Vì sao ngân hàng gặp khó trong thu hồi nợ xấu?

    04:30, 18/02/2022

  • Ngân hàng tư nhân nào có tỷ lệ nợ bao phủ nợ xấu thấp nhất hệ thống?

    Ngân hàng tư nhân nào có tỷ lệ nợ bao phủ nợ xấu thấp nhất hệ thống?

    05:30, 14/02/2022

  • NHNN: Phát triển VAMC thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu

    NHNN: Phát triển VAMC thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu

    05:00, 06/02/2022

TS. ĐINH THẾ HIỂN - Chuyên gia kinh tế