“Gỡ nút thắt” gói hỗ trợ lãi suất

DIỄM NGỌC 05/11/2022 12:00

Cơ chế vận hành, thủ tục đang là những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%.

>>>Áp lực thanh khoản và lãi suất

Sau hơn 4 tháng triển khai, gói hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện được khoảng 20% trên tổng số 800.000 tỷ đồng dư nợ có thể cho vay trong năm 2022.

 Nhiều doanh nghiệp đang khát vốn, nhưng vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Nhiều doanh nghiệp đang khát vốn, nhưng vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Doanh nghiệp “quay lưng”

Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung, Phó Tổng Giám đốc VietinBank, cho biết do nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng kinh doanh đa ngành nghề, nên việc bóc tách lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất cũng như chứng từ chứng minh đồng vốn vay được sử dụng cho lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất là rất khó.

Ngoài ra, một trong những điều kiện để được hỗ trợ lãi suất là khách hàng phải có phương án về khả năng phục hồi. Tuy nhiên, NHNN vẫn chưa có hướng dẫn về phương án này, nên mỗi ngân hàng hướng dẫn một kiểu, khiến khách hàng bối rối cũng như khó khăn cho công tác thanh, kiểm tra sau này.

“Bên cạnh nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất 2%, thì có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện từ chối tham gia vì e ngại thủ tục rườm rà và ngại thanh tra, hậu kiểm. Muốn đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ, cần kiến nghị Chính phủ mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách này”, ông Trung đề nghị.

>>>NHNN có thể tăng lãi suất thêm 0,5-1% trong những tháng tới

Cần gỡ vướng kịp thời

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, cho rằng có một số nguyên nhân lớn làm chậm trễ công tác triển khai gói hỗ trợ lãi suất, đó là thủ tục và thực hành luật pháp của các TCTD. Ngoài ra, trách nhiệm kiểm tra, giám sát về thực hiện chính sách của các cơ quan Nhà nước, cụ thể là hệ thống NHNN ở các cấp chưa sát sao. Những vướng mắc này cần phải có phản hồi tích cực, trước hết về Chính phủ, sau đó về Quốc hội, để nếu có vướng mắc từ cơ chế chính sách thì phải tháo gỡ ngay.

“Về giải pháp, thứ nhất, hệ thống ngân hàng ở các cấp phải giám sát kiểm tra, đâu là vấn đề tắc nghẽn trong thủ tục hành chính, hay thái độ của các TCTD để chấn chỉnh ngay. Thứ hai, nếu đã thấy các TCTD sẵn sàng tiếp cận với các đối tượng được hưởng ưu đãi, nhưng vướng quy trình thủ tục, vướng các đạo luật gốc chưa kịp sửa, mặc dù Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội đã cho phép Chính phủ áp dụng những cơ chế chính sách khác với luật pháp hiện hành, nhưng vẫn vướng thì phải phản hồi về Chính phủ để kịp thời ban hành”, Đại biểu Lê Thanh Vân khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • FED tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, vàng “lao dốc” không phanh

    FED tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, vàng “lao dốc” không phanh

    11:00, 03/11/2022

  • Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp

    Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp

    07:40, 03/11/2022

  • Tác động từ việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành

    Tác động từ việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành

    05:05, 27/10/2022

  • Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất phù hợp với kỳ vọng

    Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất phù hợp với kỳ vọng

    12:40, 25/10/2022

DIỄM NGỌC