Xóa sổ vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng (Bài 5): Còn nhiều bất cập?

Minh Khôi - Gia Nguyễn 01/03/2020 11:02

Thắt chặt quản lý để xóa sổ vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng khi Nghị định 10/2020/NĐ-CP đi vào thực thi hoàn toàn có căn cứ… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập tồn tại xung quanh vấn đề này.

Tiếp tục thông tin tới bạn đọc về những chuyển động xung quanh việc Nghị định 10/2020/NĐ-CP ban hành ngày 17/01/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2020 tại số báo 17 (2.331) ra ngày 26/02/2020. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa ra thông tin liên quan đến giải pháp chuyển mình của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải tuyến cố định có thể áp dụng, sau khi vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng bị thắt chặt bởi Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Nhưng trên thực tế, bản thân việc “khai tử” xe “núp mác” hợp đồng lại gặp nhiều bất cập vì nhu cầu đi lại của người dân…

p/Xe “núp mác” hợp đồng cũng cần một cơ chế mới sau tuyên bố “khai tử” từ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP?

Xe “núp mác” hợp đồng cũng cần một cơ chế mới sau tuyên bố “khai tử” từ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP?

Bất cập còn… tồn tại?

Mặc dù chưa có hiệu lực thi hành, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP nhằm thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP vẫn được dư luận đánh giá cao về mặt hành lang pháp lý và đặc biệt là tính thực tiễn trong việc xóa sổ vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng. Tuy nhiên, không ít người dân có ý kiến cho rằng việc xe “núp mác” hợp đồng tồn tại và nở rộ một phần là do đáp ứng được xu thế: Nhanh – tiện lợi, trong nhu cầu đi lại mà họ mong muốn.

Khi được PV phỏng vấn trực tiếp, chị Lan Anh – một người dân chia sẻ: Việc sử dụng xe truyền thống hay xe dịch vụ (“núp mác” hợp đồng – PV) cũng tùy thuộc vào nhu cầu đi lại và điều kiện kinh tế của từng cá nhân. Có cầu thì mới có cung, nhu cầu đi lại còn lớn thì nên để cho người dân có quyền được lựa chọn, có cạnh tranh thì mới có sự thay đổi phát triển.

Việc Nghị định 10/2020/NĐ-CP ra đời như một nhu cầu tất yếu để đảm bảo sự phát triển chung của xã hội. Trong đó, điều hướng tới là tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có hoàn thiện ở nhiều mặt cũng không thể tránh khỏi những bất cập sẽ tồn tại.

Những kiến nghị từ thực tiễn

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư quy định và hướng dẫn về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng đường bộ. Trong đó, VCCI đánh giá một số Điều, khoản trong Dự thảo Thông tư chưa đảm bảo tính minh bạch, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp như:

Tại khoản 8 Điều 12 Dự thảo thì đơn vị kinh doanh vận tải phải “báo cáo định kỳ hàng tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải về kết quả xử lý vi phạm tại đơn vị” – Theo VCCI nghi ngại, vô hình chung tại Điều, khoản chưa rõ về mục tiêu quản lý và có thể là sự can thiệp vào thông tin nội bộ của doanh nghiệp; Tạo áp lực và gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp.

Hay, tại khoản 2 Điều 56 Dự thảo thì định kỳ hàng tháng bến xe khách “tổng hợp những trường hợp không bố trí xe thực hiện vận chuyển khách của các đơn vị kinh doanh vận tải và tình hình an toàn giao thông tại bến xe, báo cáo Sở Giao thông vận tải bằng văn bản để xử lý theo quy định” – Theo VCCI, Điều, khoản này không chỉ tạo ra gánh nặng về thủ tục hành chính rất lớn cho doanh nghiệp mà dường như là sự can thiệp trực tiếp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Xử lý “xe dù bến cóc” như “bắt cóc bỏ đĩa”

    Hải Phòng: Xử lý “xe dù bến cóc” như “bắt cóc bỏ đĩa”

    04:50, 11/07/2019

  • Ai đứng đằng sau “xe dù bến cóc” tại tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh?

    Ai đứng đằng sau “xe dù bến cóc” tại tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh?

    19:51, 06/07/2018

  • Xe có phép “lép vế” trước “xe trăm nghìn” (Kỳ II): Cơ quan chức năng “bó tay”?

    Xe có phép “lép vế” trước “xe trăm nghìn” (Kỳ II): Cơ quan chức năng “bó tay”?

    11:10, 22/08/2019

  • Xe có phép “lép vế” trước “xe trăm nghìn” (Kỳ I): “Xe trăm nghìn” đại náo

    Xe có phép “lép vế” trước “xe trăm nghìn” (Kỳ I): “Xe trăm nghìn” đại náo

    18:01, 15/08/2019

  • Xóa sổ vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng (Bài 2): “Liều thuốc” kịp thời?

    Xóa sổ vấn nạn xe “núp mác” hợp đồng (Bài 2): “Liều thuốc” kịp thời?

    11:10, 20/02/2020

Việc tạo hành lang, cơ sở pháp lý đảm bảo hoạt động kinh doanh minh bạch, lành mạnh luôn là nhu cầu bức thiết... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chính sách cũng cần có một cái nhìn khách quan, đa chiều. Việc bất cập không chỉ tồn tại trên nhu cầu đòi hỏi thực tiễn từ người dân hay những đánh giá, góp ý chuyên sâu của VCCI trong phạm vi nội dung bài viết đã đưa ra, mà bản thân nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách “núp mác” hợp đồng cũng mong muốn có một cơ chế mới trong hoạt động, sau tuyên bố “khai tử” từ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin!

Minh Khôi - Gia Nguyễn