Ai đứng đằng sau “xe dù bến cóc” tại tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh?

Nhóm phóng viên 06/07/2018 19:51

Hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến Hải Phòng- Móng Cái đã đồng loạt đóng cửa và đứng trước nguy cơ phá sản.

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp vừa nhận được đơn kiến nghị của hơn 10 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến Hải Phòng – Móng Cái đã phải đóng cửa vì không thể kinh doanh nổi và đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Từ những lời “kêu cứu”…

Đại diện cho các nhà xe chia sẻ, họ không kinh doanh nổi, không cạnh tranh được với xe dù, bến cóc và một phần họ buộc phải nghỉ vì các chế tài tại các bến xe như “gọng kìm” khiến họ không lối thoát. Mặt khác, một số lái xe nghỉ với nhiều lý do nhưng “thực chất” là về “đầu quân” cho “xe dù bến cóc”.

Đại diện các nhà xe còn chia sẻ là hầu hết xe ô tô đầu tư là đều thông qua vay vốn ngân hàng, hàng tháng vẫn phải trả lãi và khấu hao nhưng càng kinh doanh càng bế tắc, càng kinh doanh càng lỗ thì đành đóng cửa tìm “đường thoát thân”.

Một cảnh bắt khách của xe dù tại các bến cóc

Một cảnh bắt khách của xe dù tại các bến cóc

Hơn nữa, theo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải Quyết định 126/QĐ – UBND ngày 18/01/2018 của UBND thành phố Hải Phòng điều chỉnh luồng chuyến quy định các nhà xe kinh doanh chuyên tuyến Hải Phòng – Móng Cái thì chuyển từ bến xe Lạc Long sang bến xe Thượng Lý.

Quết định 126/QĐ - UBND về việc chuyển tuyến tại các bến xe

Quết định 126/QĐ - UBND về việc chuyển tuyến tại các bến xe

Tuy nhiên khi chuyển sang bến Thượng Lý họ gặp phải một vấn đề bất cập là xe dù bến cóc “mọc” ngay ở chân cầu Lạc Long để đón lõng khách đi Quảng Ninh, Móng Cái. Như vậy khách sẽ không cần mất một đoạn đường dài sang bến Thượng Lý.

Đến thương hiệu lớn còn đón trả khách

Đến thương hiệu doanh nghiệp vận tải lớn còn đón trả khách không có điểm đỗ cố định

Lưu lượng xe khách, xe hợp đồng đón khách trá hình, nhận bưu phẩm, chuyển phát nhanh gây ùn tắc giao thông, tăng nguy cơ tai nạn ngày càng nhiều. Chưa kể vào giờ cao điểm các xe dù và xe du lịch trá hình đón trả khách gây ùn tắc giao thông, nhất  là tại các điểm như cầu vượt Lạch Tray, đường vòng Cầu Niệm, đại lộ Tôn Đức Thắng, ngã ba Xi Măng, chân cầu Lạc Long…


Cảnh sát giao thông đứng ngay đó mà vẫn ngang nhiên đón trả khách

Cảnh sát giao thông đứng ngay đó mà vẫn ngang nhiên đón trả khách

Cũng theo các doanh nghiệp, 6 tháng kể từ khi thực hiện Quyết định 126 các doanh nghiệp cố gắng xoay xở nhưng không “cứu vãn” được thực tế. Khách không có và không thể cáng đáng được chi phí nên hầu hết các doanh nghiệp đành bất lực... buông tay.

vào giờ cao điểm hình thức

Vào giờ cao điểm hình thức "đón trả khách" như thế này sẽ gây ác tắc giao thông trầm trọng


Quyết định 126 mới chỉ giải quyết phần ngọn

Theo phản ánh của các nhà xe, việc san sẻ thị trường kinh doanh các bến xe khách là một chủ trương đúng đắn. Chia sẻ thị phần là làm giảm ùn tắc giao thông và hỗ trợ điều kiện dịch vụ kinh doanh tốt nhất.

Tuy nhiên vấn nạn “xe dù bến cóc” nhiều đến mức... cảnh sát giao thông còn “làm ngơ” thì doanh nghiệp biết kêu cứu vào đâu?

Có thể bạn quan tâm

  • Xã hội hóa bến xe khách tư nhân: Vì sao nhà đầu tư khốn đốn ?

    Xã hội hóa bến xe khách tư nhân: Vì sao nhà đầu tư khốn đốn ?

    05:03, 09/01/2016

  • Xã hội hóa bến xe khách tư nhân: DN cần được tự quyết

    00:00, 08/05/2015

Hình thức hoạt động của “xe dù bến cóc” ngày càng tinh xảo và quy mô hơn. Chúng được trá hình dưới dạng xe du lịch chuyên tuyến, xe đón khách nội đô nên rất khó cho các cơ quan chức năng có thể phát hiện và xử phạt.

Mặt khác đó còn là thói quen thích thuận tiện, thích đón đưa tại nhà và xuống ngang đường cho tiện việc của khách đã vô tình tiếp tay cho “xe dù bến cóc” và chấp nhận một hình thức dịch vụ dưới chuẩn cho phép.

Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của việc luân chuyển các xe tuyến Hải Phòng – Quảng Ninh từ bến xe Lạc Long sang bến xe Thượng Lý lại là “cơ hội vàng”, của các xe dù và đương nhiên chúng “nở rộ” như nấm sau mưa. Đẩy các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chính thống đến mức khó khăn và thậm chí phá sản. 

Bài toán đặt ra là vai trò của các bến xe trong việc này ra sao, họ đã có chính sách thu hút và chế tài để đồng hành và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như thế nào? Có ai đứng đằng sau “xe dù bến cóc” không mà hiện tượng này lại công khai đến như vậy?

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin.

Hiện các nhà xe đang lao đao gồm: nhà xe Gia Khánh : trước có hơn 100 xe hoạt động hai chiều nhưng nay chỉ còn hơn chục xe; Nhà xe Phú Hưng : đăng ký vào lốt là 14 xe, trên thực tế hoạt động là 3 xe hoạt động trong đó 1 xe xin nghỉ; Nhà xe Thịnh Hưng: 6 xe giờ không còn xe nào hoạt động; Nhà xe Thắng Lợi: 11 xe hoạt động trong bến là 4 xe, báo nghỉ 3 xe; Nhà xe 25-10: có 14 xe Móng Cái và 1 xe Cửa Ông, còn 11 xe đang hoạt động...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ai đứng đằng sau “xe dù bến cóc” tại tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO