Gỡ vướng thủ tục đầu tư ra nước ngoài: Hoàn thiện khung pháp lý

NGUYỄN HÀ - LÊ NAM 03/07/2021 03:50

Sau 6 năm áp dụng Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng đang tồn tại một số vướng mắc, bất cập.

Tuy nhiên, theo góp ý của VCCI dự thảo nghị định mới cũng cần loại bỏ một số quy định bất hợp lý.

 Viettel đã nhận được nhiều lời mời gọi đầu tư vào viễn thông, đặc biệt là các nước châu Phi. Ảnh: VT

Viettel đã nhận được nhiều lời mời gọi đầu tư vào viễn thông, đặc biệt là các nước châu Phi. Ảnh: VT

Góp ý với Cục Đầu tư nước ngoài về Dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ ra một số điểm chưa thật sự hợp lý.

Cân nhắc bỏ một số quy định chưa phù hợp

Điều 16 của Dự thảo quy định trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ thì phải có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư (khoản 3).

Để đảm bảo đơn giản hóa thủ tục hành chính, VCCI đề nghị Dự thảo cần cân nhắc bỏ quy định tại khoản 3 Điều 16, điều chỉnh theo hướng: trong quá trình thẩm định hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể trao đổi thông tin với cơ quan quản lý thuế để kiểm tra về điều này của nhà đầu tư.

Ngoài ra, ở khoản 4 Điều 16 có quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải có tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, ở Điều 10 quy định các loại tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài của các hình thức đầu tư theo hợp đồng, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý của tổ chức kinh tế đó. Theo VCCI, quy định này được hiểu: Nếu nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài thì trong hồ sơ không cần phải có giấy tờ xác định hình thức đầu tư. Lý do của sự khác biệt trong hồ sơ giữa các hình thức này, VCCI nhấn mạnh là vì “khó có tài liệu chứng minh việc dự kiến thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trừ khi tổ chức đó đã được thành lập”.

Mặt khác, VCCI cũng nêu vấn đề: "Quan điểm hiện hành là không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đầu tư ở nước ngoài trước rồi mới làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam". Theo VCCI, việc yêu cầu tài liệu này cho hình thức đầu tư theo hợp đồng, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý của tổ chức kinh tế đó là chưa hợp lý.

Bởi vì, trong hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cũng có thể mới có dự kiến đầu tư và chưa thực hiện bất kỳ thủ tục đầu tư nào ở nước ngoài nên không thể cung cấp được các loại tài liệu xác định hình thức đầu tư.

Thống nhất cơ chế khuyến khích

Khi xây dựng Dự thảo Nghị định lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định, trước tiên, phải định nghĩa một cách thống nhất và rõ ràng về “vốn đầu tư ra nước ngoài”. Theo đó, Dự thảo đưa ra 2 phương án định nghĩa, trong đó vốn đầu tư ra nước ngoài là tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư hoặc do nhà đầu tư huy động để chuyển ra nước ngoài nhằm thực hiện hoạt động tư ở nước ngoài. Điểm khác biệt giữa 2 phương án là xác định có hay không bao gồm “tiền cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư ra nước ngoài”.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, quan điểm xây dựng nghị định là “vừa thoáng, vừa siết”, tạo sự thông thoáng nhất có thể cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhưng siết với những vấn đề cần siết, như quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nghị định với mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và thống nhất, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Ông Hoàng cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư để có những điều chỉnh phù hợp.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt gần 547 triệu USD, tăng gần 2,5 so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có 24 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 143,8 triệu USD, bằng 77,6% so với cùng kỳ và 9 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 403,2 triệu USD, tăng 10,8 lần so với cùng kỳ.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao các tập đoàn Nhà nước lỗ nhiều khi đầu tư ra nước ngoài?

    Vì sao các tập đoàn Nhà nước lỗ nhiều khi đầu tư ra nước ngoài?

    11:00, 12/10/2020

  • Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài tăng đột biến gấp 8 lần

    Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài tăng đột biến gấp 8 lần

    04:00, 10/05/2021

  • Chỉ 6/15 dự án đầu tư ra nước ngoài đúng tiến độ

    Chỉ 6/15 dự án đầu tư ra nước ngoài đúng tiến độ

    13:30, 21/07/2020

  • Hạn chế đầu tư ra nước ngoài:p/Bước lùi hội nhập

    Hạn chế đầu tư ra nước ngoài: Bước lùi hội nhập

    17:49, 11/09/2019

  • Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi): Giữ hay bỏ thủ tục chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?

    Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi): Giữ hay bỏ thủ tục chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?

    11:06, 25/08/2019

NGUYỄN HÀ - LÊ NAM