Thay đổi tư duy ban hành văn bản hướng dẫn

DIỆP HÂN thực hiện 01/08/2021 03:00

Bài học cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc ban hành văn bản hướng dẫn cần minh bạch thông tin để khẳng định lòng tin của người dân vào những chủ trương đúng đắn.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xoay quanh câu chuyện thu hồi văn bản của Bộ Y tế.

- Dư luận cho rằng văn bản của Bộ Y tế dù đã được thu hồi nhưng vô tình khiến doanh nghiệp lợi dụng, thưa ông?

Dược phẩm và thực phẩm chức năng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của con người, nên được quản lý rất chặt chẽ về sản xuất, kinh doanh và quảng cáo mà Bộ Y tế là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý.

Động thái này của Bộ Y tế đã gây ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin, tâm lý người dân và thị trường. Tất nhiên, nếu văn bản này khiến doanh nghiệp lợi dụng thì trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp.

Tuy vậy, theo tôi, có dấu hiệu trục lợi trong hoàn cảnh dịch bệnh nghiêm trọng của doanh nghiệp khi tăng giá gấp 3 lần. Điều này cần xử lý nghiêm nếu chứng minh được.

- Vậy theo ông vì sao các sản phẩm cụ thể này lại được đưa vào danh mục như hình thức chỉ định thầu, mà không phải là hướng dẫn chung về chủng loại sản phẩm có thể sử dụng?

Lưu ý đây không phải là văn bản quy phạm hay văn bản pháp luật, mà chỉ đơn thuần là công văn hành chính hướng dẫn, nhắc nhở, lưu ý trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. 

Lưu ý đây không phải là văn bản quy phạm hay văn bản pháp luật, mà chỉ đơn thuần là công văn hành chính hướng dẫn, nhắc nhở, lưu ý trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, kể cả việc hướng dẫn chung về chủng loại sản phẩm hỗ trợ y tế cũng phải hết sức cân nhắc, vì nó là tiếng nói, là quan điểm của cơ quan chuyên môn cao nhất phòng chống đại dịch COVID và bảo vệ sức khoẻ gần 100 triệu người dân.

Rõ ràng, việc đính kèm danh sách thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu kèm theo danh mục sẽ khiến dư luận “hiểu nhầm” và đây là sai sót từ việc ban hành công văn ban đầu của Bộ. Sự ưu tiên cho một tên nhãn hàng và bỏ qua các nhãn hàng cùng loại được thể hiện rất rõ. Việc ban hành danh mục hạn chế đó dễ tạo ra suy nghĩ về một sự “thiên vị” giữa các nhà sản xuất chân chính và dư luận cho là “lợi ích nhóm” trên cộng đồng mạng mà Bộ Y tế khó mà phản biện được.

- Nhưng hiện không ít bộ ngành ban hành hướng dẫn thi hành pháp luật vẫn phải có sự sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ trong thời gian ngắn?

Có thể là do trình độ, năng lực, nhận thức hạn chế. Có thể do lỗi vô ý hoặc cố ý từ công chức thực thi.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định rất chặt chẽ về nguyên tắc, yêu cầu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.

Theo đó, các bộ nói chung và Bộ Y tế nói riêng chỉ được ban hành duy nhất văn bản quy phạm pháp luật là Thông tư của Bộ trưởng.

Tuy nhiên, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thì Bộ và các cục thuộc bộ (như Cục quản lý dược) còn ban hành rất nhiều văn bản khác. Vì vậy, khi Thông tư, công văn hay bất kỳ văn bản nào không hợp pháp hoặc không hợp lý thì cần phải và phải bị bãi bỏ. Việc đó là hoàn toàn bình thường trong đời sống vì pháp luật là để điều chỉnh cuộc sống và phải đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống.

Lĩnh vực y tế còn đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn nhiều lĩnh vực khác, với rất nhiều đạo luật điều chỉnh về hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp như Luật Dược, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Phòng HIV, AIDS, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, Luật Hoạt động chữ thập đỏ.

Vì vậy, càng cần phải thận trọng, kỹ lưỡng, có tâm, có tầm hơn để giảm thiểu sự sai sót và bất hợp lý.

- Từ câu chuyện này và việc bãi bỏ một văn bản một cách nhanh chóng, ông đánh giá ra sao về tư duy xây dựng hướng dẫn và rộng hơn là tư duy xây dựng pháp luật hiện nay?

Tôi nhắc lại quan điểm của mình, đây không phải là văn bản quy phạm hay văn bản pháp luật, mà chỉ đơn thuần là công văn hành chính hướng dẫn, nhắc nhở, lưu ý trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, nó không phải tuân theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Văn bản không phù hợp thì phải được bãi bỏ. Càng sai trái thì càng phải được bãi bỏ nhanh. Nhưng đó là một bài học cho tất cả, không thể và không được phép quên nhanh được.

Điều đáng buồn là thực trạng hệ thống văn bản nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng vẫn còn khá nhiều sự bất cập, vô lý, mâu thuẫn, chồng chéo và gây ra nhiều hậu quả xấu, tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian, hành hạ người dân, suy giảm niềm tin, cản trở phát triển…

Phải thay đổi tư duy một cách cơ bản, dứt khoát, không xây dựng văn bản để trói buộc, chỉ vì lợi ích cục bộ, lợi ích của bộ ngành và lợi ích nhóm, mà phải thực sự vì sự phát triển, vì lợi ích chung của xã hội, của số đông, của nhân dân và của con người.

Thực trạng hệ thống văn bản nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng vẫn còn khá nhiều sự bất cập, vô lý, mâu thuẫn, chồng chéo. Phải thay đổi tư duy một cách cơ bản, dứt khoát, không xây dựng văn bản để trói buộc, chỉ vì lợi ích của bộ ngành và lợi ích nhóm, mà phải thực sự vì sự phát triển, vì lợi ích chung của xã hội, của số đông, của nhân dân và của con người.

- Xin cảm ơn ông!

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang: Cần xây dựng lại hệ thống phối hợp đông - tây y để "sửa sai"

Cho đến nay sau 1 năm rưỡi chống chọi với dịch Cúm Sars Covi-2, Bộ Y tế cần có một phác đồ điều trị, hay phòng bệnh cho ngành Y tế cả nước và công bố để hàng triệu gia đình tham khảo và thực hành để tăng tỷ lệ phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thế, nhất là với những người có bệnh nền phổ biến. Những loại thảo dược đông y rất phong phú và sẵn có trong vườn nhà, tại nhiều chợ truyền thống dạng thô hoặc qua chế biến, có thương hiệu hay hướng dẫn pha chế tại nhà… cần có sự hướng dẫn hay truyền thông phổ biến trên báo chí cho người dân.

Ở cấp lãnh đạo cần có một vị giáo sư có y tín ngành đông y tham gia ban lãnh đạo (ví dụ như cấp Thứ trưởng) để tập hợp tri thức đông y phong phú với nhiều y thuật đã được kiểm chứng hàng nghìn năm để tạo lòng tin cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Cần xây dựng lại hệ thống phối hợp đông tây y để

    Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Cần xây dựng lại hệ thống phối hợp đông tây y để "sửa sai"

    11:00, 28/07/2021

  • Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: “Viên nang Kovir hỗ trợ trị COVID là sản phẩm đi vận động, đi xin về”

    Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: “Viên nang Kovir hỗ trợ trị COVID là sản phẩm đi vận động, đi xin về”

    04:30, 28/07/2021

  • Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: “Viên nang Kovir hỗ trợ trị COVID là sản phẩm được vận động mang về”

    Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: “Viên nang Kovir hỗ trợ trị COVID là sản phẩm được vận động mang về”

    22:37, 27/07/2021

  • Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Phải xem xét trách nhiệm cơ quan tham mưu và ký ban hành văn bản

    Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Phải xem xét trách nhiệm cơ quan tham mưu và ký ban hành văn bản

    04:30, 27/07/2021

  • Văn bản của Bộ Y tế và góc khuất của

    Văn bản của Bộ Y tế và góc khuất của "lobby chính sách"?

    17:54, 26/07/2021

  • Bộ Y tế thu hồi công văn về 12 loại thuốc y học cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19

    Bộ Y tế thu hồi công văn về 12 loại thuốc y học cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19

    16:44, 26/07/2021

DIỆP HÂN thực hiện