Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Phải xem xét trách nhiệm cơ quan tham mưu và ký ban hành văn bản

Diendandoanhnghiep.vn Đây là nhấn mạnh của Luật sư Đặng Văn Cường khi nói về việc Bộ Y tế thu hồi văn bản chứa danh mục 12 sản phẩm thuốc phòng và hỗ trợ điều trị COVID -19.

Ngày 26/7, Bộ Y tế vừa ra văn bản số 5967/BYT - YDCT để thu hồi công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.

Trong công văn thu hồi do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ghi rõ, do một số nội dung trong công văn 5944/BYT-YDCT chưa phù hợp nên Bộ Y tế quyết định thu hồi công văn này.

Công văn ngày 24/7 của Bộ Y tế.

Công văn ngày 24/7 của Bộ Y tế.

Dù văn bản đã được thu hồi song, trả lời Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp nhấn mạnh, dưới góc độ pháp lý, công văn có sai sót, gây nhầm lẫn để trục lợi từ khách hàng nên cần xem xét trách nhiệm của đơn vị thu soạn thảo văn bản này.

“Văn bản này có những nội dung mập mờ gây nhầm lẫn, nhất là việc đưa 26 sản phẩm, trong đó có 12 sản phẩm thuốc cổ truyền từ dược liệu trong danh mục hướng dẫn phòng và hỗ trợ điều trị COVID -19”, ông Cường nhận định. 

Trên thực tế, theo nghi nhận của nhiều cơ quan báo chí, nhiều mặt hàng trong số này đã được rao bán với giá cao hơn, bán chạy hơn rất nhiều dù không biết người mua có nhu cầu thật sự hay không. Ví dụ điển hình là Viên nang cứng Kovir lập tức thông báo tăng giá từ 200 nghìn lên đến 1 triệu đồng hộp.

“Dường như đang có dấu hiệu liên kết để thu lợi bất chính từ những sản phẩm này với người ban hành ra chính sách này?”, ông Cường đặt vấn đề.

Mặt khác, trên thực tế nhiều câu hỏi đã đặt ra từ các dược sĩ, bác sĩ và người dân về thực chất các sản phẩm này đã được ứng dụng thử nghiệm để hỗ trợ điều trị người mắc COVID-19 thể nhẹ như thế nào; Nhiều sản phẩm cùng tính chất như vậy nhưng của các nhà sản xuất khác sao không thấy nhắc tới; hoặc Bộ Y tế  đã đánh giá như thế nào? Ai đánh giá, có đảm bảo tính khoa học và khách quan hay không?

Hoặc trong danh mục mà phụ lục có cả thực phẩm chức năng, vậy cơ chế, tác dụng với bệnh nhân COVID-19 của loại này đã được Bộ y tế làm rõ chưa.

Từ lập luận của mình, ông Cường đề xuất việc làm rõ có hay không tình trạng mượn chính sách để trục lợi? Có hay không việc câu kết giữa doanh nghiệp với những người soạn thảo chính sách để trục lợi trong lúc bệnh dịch đang còn nhiều diễn biến phức.

Đồng thời, luật sư Cường cùng đề xuất xem xét trách nhiệm của đơn vị nâng giá các sản phẩm nên.

Trả lời báo chí ngày 25/7/2021, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược học cổ truyền, Bộ Y tế, phân trần: Danh sách sản phẩm kể trên nhằm "tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch sản phẩm sử dụng cho người không có triệu chứng hoặc F1, sản phẩm trong danh sách tập hợp các thuốc được tài trợ".

“Là thuốc đông y, sử dụng không có hại gì nhưng mọi người không hiểu, cứ đưa lên như thế”, ông Thịnh trách cứ.

Không hiểu vị quan chức này trách ai? Để cho người dân không hiểu và đưa lên như thế là trách nhiệm của ai? Tại sao, phụ lục kèm theo lại không có chữ ký và đóng dấu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhưng vẫn được ban hành?

Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Phải xem xét trách nhiệm cơ quan tham mưu và ký ban hành văn bản tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714321143 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714321143 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10