Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Cần xây dựng lại hệ thống phối hợp đông tây y để "sửa sai"

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhấn mạnh: Bộ Y tế cần phải xem xét lại hệ thống ban hành các quy định văn bản để ‘sửa sai’, xây lại hệ thống, xây lại niềm tin cho người dân.

Mới đây, Bộ Y tế đã thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu kèm theo danh mục gồm 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19.

Chỉ 2 ngày sau khi ký ban hành, sáng sớm 26/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký thu hồi Công văn 5944 - công văn "gây bão" trên truyền thông và mạng xã hội từ sáng qua, do "có một số nội dung chưa phù hợp".

Xoay quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang.

- Dư luận đang rất bức xúc và cho rằng, văn bản của Bộ Y tế dù đã được thu hồi nhưng "tiếp tay" cho doanh nghiệp quảng cáo, nâng giá sản phẩm. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Công văn 5944 sau 2 ngày ban hành đã gây xôn xao dư luận khi đi kèm với phụ lục các sản phẩm cụ thể được cho có tác dụng hỗ trợ điều trị COVID-19. Trong danh sách này có các sản phẩm như hoạt huyết Nhất Nhất, viên nang Kovir, viên nang Imboot, siro Ngân Kiều, vệ khí khang…

Từ ý kiến cá nhân, tôi nhận thấy việc Bộ Y tế ban hành công văn số 5944 là một động thái vô cùng vội vàng và thiếu tính bao quát. Rõ ràng, việc đính kèm danh sách thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu kèm theo danh mục sẽ khiến dư luận ‘hiểu nhầm’ và đây là sai sót từ việc ban hành công văn ban đầu của Bộ.

Sự ưu tiên cho một tên nhãn hàng và bỏ qua các nhãn hàng cùng loại được thể hiện rất rõ. Ví dụ như Hoạt Huyết Nhất Nhất thì có 5-10 nhãn hàng tương tự công hiệu “hoạt huyết” ví dụ như Nattospecs, Natto Enzymes; Siro ho dưỡng phổi nước ta cũng có hàng chục loại tương tự. Với Xuyên Tâm Liên thì có hàng chục sự lưa chọn khác vì cây thuốc này quá phổ biến…

Việc ban hành danh mục hạn chế đó dễ tạo ra một sự bất minh, thiên vị giữa các nhà sản xuất chân chính và dư luận cho là “lợi ích nhóm” trên cộng đồng mạng mà Bộ Y tế khó mà phản biện được.

Điều này đã khiến công văn của Bộ Y tế được gắn nhiều với cụm từ ‘chỉ định thầu’ vì trong hướng dẫn ghi rõ tên sản phẩm để bệnh viện "tham khảo lựa chọn đấu thầu, mua sắm”. Công văn ban hành mặc dù sau 2 ngày đã thu hồi nhưng cũng khiến cả hệ thống y tế toàn quốc tích trữ các sản phẩm được "khuyến khích sử dụng".

 Bộ Y tế ban hành công văn số 5944 là một động thái vô cùng vội vàng và thiếu tính bao quát.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký thu hồi Công văn 5944.

Bên cạnh đó, câu hỏi đặt ra là, tại sao doanh nghiệp lại đột ngột tăng giá chỉ vài ngày trước khi Công văn 5944 của Bộ Y tế ban hành mà trong đó đề cập Kovir là loại thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19.

Đáng chú ý, trong danh mục 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 mà Bộ Y tế đã công bố có sản phẩm viên nang Kovir của Công ty Sao Thái Dương ghi rõ là phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hoà miễn dịch trong các bệnh lý virus đã được tăng giá từ 180.000 đồng/hộp, giờ đã lên 1 triệu đồng.

Trong phần giới thiệu thuốc, Công ty Sao Thái Dương dù không nhắc tới COVID-19 nhưng lại ghi công dụng: Hỗ trợ phòng và điều trị sớm các bệnh do virus gây ra… dùng cho trường hợp F1, giúp giảm nguy cơ F1 thành F0. Liều đủ dùng là 15 ngày. Công ty Sao Thái Dương còn quảng bá: Sản phẩm được nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

- Trong tình hình dịch bệnh cả nước đang "gồng mình" chống dịch, một văn bản có nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá sẽ gây nên hệ lụy rất lớn. Ông có lời khuyên ra sao về cách thức xử lý thông tin trong thời điểm vô cùng nhạy cảm này?

Có thể nói, sai sót lần này của Bộ Y tế mang tính hệ thống và cần có chiến lược xử lý lâu dài. Tôi xin trích lời Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh hiện là Phó chủ tịch Học viện An ninh xã hội của Liên bang Nga, Chủ tịch hệ thống Việt Y tại Việt Nam, ông đã nhiều lần nói về tính cấp thiết của sự phối hợp bài bản giữa tây y và đông y. Ông cũng nghiên cứu, giới thiệu hàng chục bài thuốc của đông y cổ truyền có hiệu quả đối với những biến chứng nhẹ, giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Tất nhiên, đông y vẫn cần phối hợp đồng bộ với tây y để có thể điều trị những biến chứng nặng hơn.

Quay trở lại câu chuyện về biện pháp xử lý thông tin, hiệu ứng và ảnh hưởng của việc ban hành và thu hồi một văn bản có nội dung chưa phù hợp cần Bộ Y tế phải xử lý lâu dài và thấu đáo hơn. Bộ Y tế cần phải xem xét lại hệ thống ban hành các quy định văn bản để ‘sửa sai’, xây lại hệ thống, xây lại niềm tin cho người dân.

Ví dụ, cho đến nay sau 1 năm rưỡi chống chọi với dịch Cúm Sars Covi-2, Bộ Y tế cần có một phác đồ điều trị, hay phòng bệnh cho ngành Y tế cả nước và hàng triệu gia đình tham khảo và thực hành để tăng tỷ lệ phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thế, nhất là với những người có bệnh nền phổ biến.

Những loại thảo dược Đông Y rất phong phú và sẵn có trong vườn nhà, tại nhiều chợ truyền thống hay nhà thuốc Đông Tây Y: sả, gừng, chanh, tía tô, tỏi, các loại tinh dầu, quế, trầm hương, nhân sâm, quế chi, các loại lá xông, kim Tiền Thảo… dạng thô hoặc qua chế biến, có thương hiệu hay hướng dẫn pha chế tại nhà…cần có sự hướng dẫn hay truyền thông phổ biến trên báo chí cho người dân.

Ở cấp lãnh đạo cần có một vị Giáo sư có y tín ngành Đông Y tham gia ban lãnh đạo (ví dụ như cấp Thứ trưởng) để tập hợp tri thức Đông Y phong phú, như sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông, của Gs Đỗ Tất Lợi, hay thậm chí những kho sách Đông Y cổ đại như Hoàng Đế Nội Kinh… nhiều y thuật đã được kiểm chứng hàng nghìn năm trước khi Tây Y du nhập vào nước ta chỉ từ cuối Thế kỷ 19. Thậm chí nhiều ngành Đông Y Cổ truyền Việt Nam được thế giới tôn vinh, điển hình như cố giáo sư ngành châm cứu Nguyễn Tài Thu.

câu hỏi đặt ra là, tại sao doanh nghiệp lại đột ngột tăng giá chỉ vài ngày trước khi công văn 5944

Câu hỏi đặt ra là, tại sao doanh nghiệp lại đột ngột tăng giá chỉ vài ngày trước khi có Công văn 5944?

- Tạo được niềm tin đã khó nhưng giữ được niềm tin càng khó hơn. Vì thế, việc thu hồi văn bản trên của Bộ y tế là chính xác nhưng hậu quả để lại ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trong thời điểm dịch bệnh đang hết sức căng thẳng, người dân vẫn luôn chờ đợi một văn bản ban hành đầy đủ, chi tiết về cách sử dụng hiệu quả các sản phẩm thuốc đông y. Với việc công bố một văn bản không đầy đủ ‘thiên vị’ cho một số nhãn hàng, Bộ Y tế cũng như Cục Y Quản lý Y Dược học cổ truyền cần phải có những động thái ‘sửa sai’ theo hệ thống.

Như tôi nói ở trên, những ban ngành có trách nhiệm cần xây dựng lại hệ thống có sự phối hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y, vừa tăng cường sức đề kháng vừa điều trị những triệu chứng nặng cho các bệnh nhân COVID-19. Việc quy kết trách nhiệm cá nhân sẽ không thể giải quyết được nguyên nhân tận gốc của vấn đề.

Rút kinh nghiệm qua đợt dịch này chúng tôi chỉ mong một điều Bộ Y tế cần phải hết sức lắng nghe và cầu thị, nhất là trong việc phối hợp điều trị bằng Đông Tây y… kể cả nhiều bệnh khác như bệnh gút, tiểu đường, gan,  thận… Và nâng cao sự quản lý một cách công tâm, có chính sách xã hội hoá.

- Xin cảm ơn ông!

Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục thông tin!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ Bộ Y tế thu hồi văn bản: Cần xây dựng lại hệ thống phối hợp đông tây y để "sửa sai" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710823007 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710823007 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10