Khi “quan xã” để dân “sống chết mặc bay”?

NGỌC THÁI 24/11/2021 03:50

Hàng chục hộ dân cùng với nhiều diện tích hoa màu, ao nuôi thuỷ sản, gia cầm…bị lũ lụt cuốn trôi hồi tháng 10/2020, người dân đã thống kê thiệt hại gửi lên xã nhưng chính quyền bỏ quên trách nhiệm.

>> Cấp cho người dân đủ cây, con giống khôi phục sau lũ lụt

Vậy nhưng đến nay khi các xã “cùng cảnh ngộ” như mình được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của lũ lụt thì Yên Sơn lại là địa phương không hề có trong danh sách của huyện Đô Lương, Nghệ An đồng ý giải ngân.

Dân bị thiệt hại do lũ lụt, chính quyền xã ngó lơ

Cuối tháng 10/2020, do ảnh hưởng của mưa to kéo dài, lũ từ thường nguồn các sông, suối đổ về nên một số huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị ngập nặng, trong đó có xã Yên Sơn, huyện Đô Lương.

Nhiều hộ dân ở Yên Sơn phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” do nhà cửa ngập sâu, nhiều diện tích hoa màu, ao nuôi thuỷ sản, trang trại gia cầm, gia súc…bị lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng tỷ đồng.

“Đợt lụt năm ngoái, gia đình tôi bị thiệt hại rất nặng. Toàn bộ cá nuôi trong ao có diện tích gần 1ha, cùng với 1.500 con vịt, 200 con ngan bị cuốn trôi. Nhiều hộ dân trong xóm cũng bị thiệt hại do mưa lũ kéo dài làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt” – bà Nguyễn Thị Xuân ở xóm Khánh Thế, xã Yên Sơn cho biết.

Cùng cảnh ngộ, hộ ông Trần Thế Lâm ở xóm Minh Hòa, xã Yên Sơn có trên 10 ha ruộng nuôi cá vụ 3 của gia đình bị ngập và mất trắng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng trong đợt lũ lụt tháng 10/2020 và đã lập danh sách thống kê thiệt hại gửi lên xã nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ.

Đợt lũ lụt tháng 10/2020, nhiều hộ dân ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương bị thiệt hại tài sản do hồ nuôi thuỷ sản, trang trại bị cuốn trôi nhưng chính quyền xã không thống kê, lập danh sách đề nghị hỗ trợ gửi lên cấp trên

Đợt lũ lụt tháng 10/2020, nhiều hộ dân ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương bị thiệt hại tài sản do hồ nuôi thuỷ sản, trang trại bị cuốn trôi nhưng chính quyền xã không thống kê, lập danh sách đề nghị hỗ trợ gửi lên cấp trên

Cũng theo nhiều hộ dân ở xã Yên Sơn cho biết, khi xảy ra lũ lụt, nhiều nhà cửa, vườn tược bị ngập sâu thời điểm cuối tháng 10 năm ngoái, lãnh đạo huyện Đô Lương đã trực tiếp xuống xã Yên Sơn để kiểm tra, hỗ trợ, hướng dẫn bà con tránh, trú đến nơi an toàn. Nhiều gia đình bị mất trắng tài sản vì lũ lụt, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

Khi lũ rút đi, người dân Yên Sơn cũng đã sớm khắc phục hậu quả, ổn định trở lại sản xuất kinh doanh, chăn nuôi trồng trọt. Cùng với đó, khi có chủ trương hỗ trợ người dân bị thiệt hại do lũ lụt gây ra, bà Nguyễn Thị Xuân và nhiều hộ dân khác ở địa phương đã thống kê, gửi đơn theo mẫu để xã Yên Sơn lập danh sách trình cấp có thẩm quyền xin hỗ trợ.

Tuy nhiên, đến thời điểm vừa qua, khi người dân ở các xã “cùng cảnh ngộ” như mình được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của lũ lụt thì Yên Sơn lại là xã không hề có trong danh sách của huyện Đô Lương, Nghệ An đồng ý giải ngân. Bức xúc, người dân tự đi tìm hiểu thì mới biết, nguyên nhân do chính quyền xã Yên Sơn không gửi danh sách thống kê các hộ dân ở địa phương bị thiệt hại do mưa lũ hồi cuối tháng 10/2020 lên huyện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Niềm hy vọng được hưởng quyền lợi chính đáng từ chủ trương an sinh xã hội của Nhà nước trong việc hỗ trợ bà con bị thiệt hại tài sản do thiên tai, lũ lụt đối với người ở Yên Sơn đã bị không được đến tay kịp thời do sự ngó lơ, tắc trách của chính quyền địa phương.

>> Lũ lụt miền Trung: Ăn của rừng rưng rưng nước mắt...

Huyện Đô Lương nói gì?

Sự việc địa phương bị ảnh hưởng do mưa lũ, gây thiệt hại lớn về tài sản đối với người dân nhưng khi được “truy vấn” về vấn đề vì sao lại không thống kê, lập danh sách gửi lên cấp trên xem xét, hỗ trợ thì ông Thái Ngô Hiếu - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn thì ông này lại cho rằng, mưa lũ năm ngoái, số lượng hộ dân bị thiệt hại không đáng kể?

Cũng vì lý do này nên xã Yên Sơn không triển khai hồ sơ kê khai thiệt hại do mưa lũ hồi tháng 10/2020 mặc dù các xóm đã có danh sách gửi lên để cấp trên nắm bắt, xác minh để đưa vào diện cần hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 04/2019 của UBND tỉnh Nghệ An. Đại diện chính quyền xã Yên Sơn còn bao biên với lý do cho rằng, địa bàn Yên Sơn rất địa lợi, chỉ ngập cục bộ, giữa đồng chỉ ngập chút ít, không ảnh hưởng lắm. Ao trong dân cư không mấy khi bị lụt, không ảnh hưởng gì cả nên ở xã Yên Sơn không bị thiệt hại.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề của xã Yên Sơn, ông Trần Ngọc Thuận, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đô Lương cho biết, thực hiện theo quy định của UBND tỉnh về việc xác minh, thống kê danh sách hộ dân trên địa bàn bị thiệt hại do mưa lũ gây ra, đơn vị đã gửi tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét. Vậy nhưng, khi gửi hồ sơ, thủ tục thì huyện Đô Lương không hề nhận được danh sách thống kê mà xã Yên Sơn gửi về.

Đại diện một số hộ dân ở xã Yên Sơn bức xúc về việc xã không lập hồ sơ, tờ trình đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt lên huyện khiến họ không được giải quyết quyền lợi kịp thời

Đại diện một số hộ dân ở xã Yên Sơn bức xúc về việc xã không lập hồ sơ, tờ trình đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt lên huyện khiến họ không được giải quyết quyền lợi kịp thời

Theo thống kê của phòng NN&PTNT huyện Đô Lương, ảnh hưởng của đợt lũ lụt tháng 10/2020, trên địa bàn đã có 32 xã, thị trấn được nhận hỗ trợ từ nguồn ngân sách của UBND tỉnh với số tiền hơn 10 tỷ đồng nhưng xã Yên Sơn không có trong danh sách được nhận hỗ trợ.

“Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, chúng tôi nhắc các xã thống kê thiệt hại rất nhiều lần tại các cuộc họp, giao ban hoặc bằng văn bản, ngoài ra còn gửi thông tin đốc thúc qua điện thoại, zalo, gmail. Đợt lụt năm ngoái, việc thống kê phải kết thúc vào cuối tháng 11 để huyện có báo cáo thiệt hại chính thức. Vừa rồi, Phòng Nông nghiệp huyện nghe người dân phản ánh, các xóm đã thống kê thiệt hại nhưng xã Yên Sơn không chuyển lên” – ông Trần Ngọc Thuận thông tin.

Được biết, sau khi nhận phản ánh từ người dân xã Yên Sơn, phòng NN&PTNT đã cử cán bộ về địa phương xác minh để có hướng xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, điều mà dư luận đặc biệt quan tâm là trước tình cảnh khó khăn, bị tác động bởi thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại về tài sản lớn nhưng chính quyền xã lại có thể dễ dàng bỏ quên phần trách nhiệm hỗ trợ quan trọng như vậy?

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Các bị cáo trong vụ Ơ Đu đã lợi dụng chức vụ như thế nào trước khi nhận án tù?

    Nghệ An: Các bị cáo trong vụ Ơ Đu đã lợi dụng chức vụ như thế nào trước khi nhận án tù?

    11:00, 21/11/2021

  • Nghệ An: “Treo” sinh mạng người dân bên miệng “hà bá”

    Nghệ An: “Treo” sinh mạng người dân bên miệng “hà bá”

    00:06, 12/11/2021

  • Nghệ An có “phung phí” tiền tỷ tại những công trình nước sạch?

    Nghệ An có “phung phí” tiền tỷ tại những công trình nước sạch?

    04:20, 07/11/2021

  • Nghệ An: Vì sao cơ sở chế biến tinh bột sắn được hoạt động “chui” nhiều năm liên tục?

    Nghệ An: Vì sao cơ sở chế biến tinh bột sắn được hoạt động “chui” nhiều năm liên tục?

    04:00, 06/11/2021

  • Nghệ An: Ô nhiễm rác thải ở Diễn Ngọc đang

    Nghệ An: Ô nhiễm rác thải ở Diễn Ngọc đang "bức tử" sông Bùng

    00:02, 04/11/2021

NGỌC THÁI