Còn hạn chế, thách thức trong hoàn thiện nền kinh tế thị trường Việt Nam
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Báo cáo nghiên cứu "Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam".
>>Đổi mới tư duy về kinh tế thị trường: "Nấc thang” mới trong quá trình phát triển
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố kết quả nghiên cứu “Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” do CIEM phối hợp với Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ vào sáng nay (28/3).
Nhiều hạn chế, thách thức
Theo đó, báo cáo của CIEM nhấn mạnh vẫn còn khá nhiều hạn chế, thách thức trong quá trình tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường Việt Nam, từ xác định cụ thể, rõ ràng nội hàm nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới đến giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, vấn đề sở hữu và quyền tài sản, phát triển các thị trường nền tảng, nhất là thị trường đất đai, cải cách DNNN và phát triển các khu vực ngoài nhà nước và các vấn đề xã hội, môi trường và sinh thái.
Chứng minh cho nhận định trên, TS Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) chỉ rõ, sự phối hợp, tương tác giữa Nhà nước, thị trường và xã hội còn bất cập, đặc biệt giữa Nhà nước và thị trường. Nhà nước còn làm thay nhiều việc của thị trường, trong khi chưa thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt chức năng tạo lập và thực thi hiệu quả khung pháp luật. Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước cải thiện nhưng không đáng kể, chưa đáp ứng yêu cầu, cải thiện môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại và thiếu đồng bộ.
Các loại thị trường đã hình thành nhưng chậm phát triển, đặc biệt thị trường đất đai. Các chủ thể thị trường, đặc biệt kinh tế tư nhân, phát triển nhưng thiên về số lượng, chất lượng phát triển còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm và có xu hướng phụ thuộc ngày càng lớn vào khu vực FDI. Các vấn đề xã hội, môi trường phát sinh ngày càng nhiều.
Bà Luyến cũng chỉ rõ, thách thức phía trước trong quá trình tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá lớn, đặc biệt trong xác định cụ thể, rõ ràng nội hàm nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới; trong giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; trong vấn đề sở hữu và quyền tài sản; trong phát triển các thị trường nền tảng, nhất là thị trường đất đai; trong cải cách DNNN và phát triển các khu vực ngoài Nhà nước và trong các vấn đề xã hội, môi trường và sinh thái.
>>Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tận dụng các ưu thế
Theo bà Luyến, để tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu cho rằng, cần tập trung vào các nội dung: (i) Tiếp tục đổi mới tư duy và định hình rõ hơn về mô hình nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, làm rõ các nội hàm cốt yếu và mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng XHCN; (ii) Tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; (iii) Tập trung cải cách sở hữu và phát triển các lực lượng sản xuất, đặc biệt kinh tế tư nhân; (iv) Tập trung phát triển các thị trường nhân tố sản xuất để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; (v) Đảm bảo cạnh tranh công bằng và có trật tự; và (vi) Đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội, môi trường và sinh thái.
Mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở nghiên cứu, đúc rút từ lý luận và thực tiễn phát triển các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới và yêu cầu thực tiễn phát triển của Việt Nam.
“Kinh tế thị trường là con đường đi đến thịnh vượng mà các quốc gia thành công đã trải qua khi tận dụng được các ưu thế của kinh tế thị trường. Xây dựng và hoàn thiện mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là tạo ra một mô hình kinh tế thị trường hoàn toàn mới, mà là sử dụng các ưu thế của kinh tế thị trường như một công cụ để phát triển. Định hướng XHCN thể hiện vai trò của Nhà nước trong định hướng để các chủ thể kinh tế thị trường vận động theo hướng đạt được các mục tiêu phát triển, không chỉ mục tiêu kinh tế mà bao hàm các mục tiêu xã hội, môi trường, sinh thái, không chỉ cho thế hệ hiện tại, mà còn hướng đến thế hệ tương lai”, bà Luyến nhấn mạnh.
Ở góc nhìn của một chuyên gia quốc tế, ông Dennis Quennet, Giám đốc Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh cho rằng, để Việt Nam hoàn thiện được nền kinh tế thị trường, cần lưu ý tới các vấn đề về hội nhập quốc tế và khu vực; vấn đề về tăng trưởng.
Ông cũng lưu ý, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam không chỉ quan tâm tới kinh tế, mà còn phải lưu ý đến các vấn đề xã hội và môi trường. "Cần lưu ý cả 3 điều kiện này để có được nền kinh tế thị trường đầy đủ", ông Dennis Quennet nói.
Ông cho rằng, báo cáo không chỉ phân tích hiện trạng kinh tế Việt Nam, mà cần phải phân tích cả các dự đoán trong tương lai. Cần lưu ý tới các vấn đề khả năng chống chịu của nền kinh tế, khả năng chống chịu với các cú sốc để có kế hoạch ứng phó.
Có thể bạn quan tâm
Đổi mới tư duy về kinh tế thị trường: "Nấc thang” mới trong quá trình phát triển
15:58, 28/03/2022
Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
11:34, 28/03/2022
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - đột phá về lý luận của Đảng và xây dựng CNXH ở Việt Nam
11:16, 03/02/2022
Nâng cao văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
04:00, 26/11/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
04:00, 09/09/2021
Kinh tế thị trường định hướng XHCN: Sự tiếp nối tư tưởng của Bác về kinh tế nhiều thành phần
09:00, 06/08/2021
Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 3: Bàn tay nhà nước trong kinh tế thị trường
15:00, 28/05/2021
Phát triển kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chế
06:00, 12/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 10): Kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp nhà nước
04:55, 05/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 8): Kinh tế thị trường và nhà nước kiến tạo
04:55, 03/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước
04:50, 01/03/2021