Đổi mới tư duy về kinh tế thị trường: "Nấc thang” mới trong quá trình phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia nhận định đổi mới tư duy, nhận thức về kinh tế thị trường là điểm nhấn quan trọng, tạo nền tảng xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

>> Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương vừa công bố kết quả nghiên cứu “Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ vào sáng nay (28/3).

qua hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với những đổi mới nền tảng từ đổi mới tư duy, cách nhìn nhận về kinh tế thị trường.

Qua hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với những đổi mới nền tảng từ đổi mới tư duy, cách nhìn nhận về kinh tế thị trường.

Tại buổi công bố báo cáo, TS Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, qua hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với những đổi mới nền tảng từ đổi mới tư duy, cách nhìn nhận về kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN qua từng kỳ Đại hội của Đảng đến những điều chỉnh về vai trò, chức năng của Nhà nước và bộ máy quản lý nhà nước (trong mối quan hệ với thị trường, xã hội); đổi mới hệ thống pháp luật kinh tế theo hướng thị trường; đảm bảo các quyền của người dân và các chủ thể thị trường; hình thành và phát triển các thị trường nền tảng và mở rộng quan hệ ngoại giao và hội nhập quốc tế.

Những điều chỉnh nền tảng trên đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội được định hình ngày càng rõ hơn, ngay trong các chủ trương, định hướng của Đảng.

>> Nâng cao văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

>> DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Bình luận về vấn đề này, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam nhấn mạnh rằng, báo cáo “Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng ở Việt Nam hiện nay. Đó là định hình về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trong bối cảnh của Việt Nam, định hướng xã hội chủ nghĩa và với những biến động lớn trong thời gian vùa qua, đặc biệt là những thay đổi của nền kinh tế thế giới, tác động của đại dịch COVID-19, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp 4.0, sự phát triển của nền kinh tế số.

“Trong bối cảnh đó, Việt Nam vừa cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của mình, phù hợp với mục tiêu về định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng phù hợp với những thay đổi và xu thế mới có ảnh hưởng tới quan niệm về vai trò của Nhà nước đối với thị trường, và vai trò của các tác nhân khác nhau trong thị trường”, ông Bình khẳng định.

TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam.

TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam.

Ông Bình chỉ rõ, đổi mới tư duy về kinh tế thị trường là điểm nhấn quan trọng để đưa Việt Nam chuyển sang một “nấc thang” mới trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

“Đây là một nhận định quan trọng. Việc đổi mới tư duy trước hết cần đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan đóng vai trò kiến tạo thị trường, nhưng cũng cần đến từ chính các doanh nghiệp vốn là chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị trường”, ông Bình nói.

Đồng quan điểm với TS Lê Duy Bình, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cải cách kinh tế gắn liền với tháo gỡ rào cản, trao quyền, thúc đẩy tư nhân phát triển.

“Ví dụ như: Khoán 10 trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp; Luật Doanh nghiệp 1999 và quyền tự do kinh doanh giúp bùng nổ khu vực doanh nghiệp tư nhân; Luật Đầu tư 2005 và văn bản hướng dẫn đã phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc cấp phép các dự án đầu tư, đã tạo ra một làn sóng đầu tư ở các địa phương.

Gần đây, các chương trình cải cách về điều kiện kinh doanh năm 2016 và năm 2018 giúp nâng cấp môi trường kinh doanh, thể hiện qua bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam trên thế giới”, Trưởng Ban Pháp chế VCCI dẫn chứng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đổi mới tư duy về kinh tế thị trường: "Nấc thang” mới trong quá trình phát triển tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714605311 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714605311 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10