Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ II): Doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tới sau năm 2020

Thy Hằng 31/05/2019 10:35

Lương tối thiểu đã đáp ứng 95,2% nhu cầu sống tối thiểu, tăng lương tối thiểu liên tục cao hơn tăng trưởng GDP, CPI và đặc biệt là cao hơn tốc độ tăng năng suất gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có quy định, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Theo điều tra,

Theo điều tra của VCCI,mức lương tối thiểu hiện nay đã đáp ứng 95,2% nhu cầu sống tối thiểu.

Theo lý giải, bởi mức lương tối thiểu vùng chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ, do đó, từ năm 2020 sẽ điều chỉnh tăng mạnh tiền lương tối thiểu vùng thì mới đảm bảo được yêu cầu của quy định nêu trên. Điều đáng nói, với yêu cầu này, cộng đồng doanh nghiệp cho biết sẽ gây áp lực rất lớn trong bối cảnh nhiều khó khăn, bất ổn của tình hình kinh tế thế giới.

Áp lực làm tăng chi phí

Theo bà Đào Thị Thu Huyền, Công ty TNHH Canon Việt Nam, Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang ảnh hưởng tới tiêu dùng chung của thế giới do tâm lý bất an, với ngành điện tử sản lượng dự báo sẽ giảm nên doanh nghiệp rất khó khăn. 

“Thị trường chững lại do tâm lý tiêu dùng bất an, doanh nghiêp phải điều chỉnh sản xuất theo Tập đoàn rất đau đầu. Nhiều khi tuyển lao động rồi mà đơn hàng không có những vẫn phải trả 70% lương cho lao động, do đó chi phí của doanh nghiệp là rất cao trong bối cảnh bất định này, nếu lương tối thiểu vùng 2020 tiếp tục tăng doanh nghiệp sẽ rất khổ”, bà Đào Thị Thu Huyền chia sẻ.

Mặc dù được xem là ngành hưởng lợi trong cuộc Chiến thương mại này, tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam Lê Xuân Dương lại cùng quan điểm cho rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn lớn khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng được áp dụng tăng đẻ đạt được yêu cầu của Nghị quyết.

“Các FTA có hiệu lực sẽ là lộ trình giảm thuế cho doanh nghiệp da giày, chiến tranh thương mại cũng sẽ là cơ hội cho ngành da giày, tuy nhiên cũng không bù được các khó khăn mà doanh nghiệp da giày gặp phải. Cụ thể, trong ngành da giày, sử dụng lao động lớn, cạnh tranh lao động cao, trong khi đó, mức lương tối thiểu tăng cao hơn năng suất lao động. Cộng thêm với đó, vừa qua việc tăng giá điện cũng là áp lực tăng chi phí với doanh nghiệp”, ông Lê Xuân Dương nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ I): Lương tối thiểu đang

    Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ I): Lương tối thiểu đang "khoác" quá nhiều vai

    17:14, 30/05/2019

  • Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

    Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

    03:30, 28/08/2018

  • Sức ép tăng lương tối thiểu đè nặng doanh nghiệp

    Sức ép tăng lương tối thiểu đè nặng doanh nghiệp

    14:23, 16/08/2018

  • Lương tối thiểu vùng 2019

    Lương tối thiểu vùng 2019 "chốt" mức điều chỉnh tăng 5,3%

    11:45, 13/08/2018

Lương tối thiểu đáp ứng 95,2% nhu cầu sống tối thiểu

Trong khi đó, phân tích của Văn phòng Giới sử dụng Lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, trong các căn cứ để đề xuất mức lương tối thiểu vùng 2020 đều cho thấy điều chỉnh tăng là chưa hợp lý. Cụ thể, thứ nhất, về lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình.

“Đánh giá của nhóm kỹ thuật cho thấy, mức lương tối thiểu hiện nay đã đáp ứng 95,2% nhu cầu sống tối thiểu”, bà Vi Thị Hồng Minh, Phó giám đốc văn phòng Giới sử dụng Lao động (VCCI) cho biết.

Cơ sở thứ hai là mức lương phổ biến trên thị trường lao động, theo đó, thu nhập bình quân quý IV/2018 là 6.6500 nghìn đồng. Như vậy lương tối thiểu vùng quý 1/2019 đã tương đương 63% mức lương trung bình.

Cơ sở thứ ba giá tiêu dùng tình hình kinh tế và xã hội tăng trưởng doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2019 trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện dự báo mức dưới 4% và tăng trưởng GDP ở mức 6,8%, thì tăng tiền lương tối thiểu vùng mức 5,3%. Như vậy, dù mức tăng lương tối thiểu vùng 2019 có giảm so với GDP nhưng vẫn cao hơn mức tăng CPI.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, chỉ số CPI nhiều khả năng còn thấp hơn con số 4%, vì dự báo CPI thường cao hơn thực tế. “Nhiều năm chúng ta đưa ra dự báo CPI không sát thực tế, thường cao hơn so với thực tế thực hiện”, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết.

dù mức tăng lương tối thiểu vùng 2019 có giảm so với GDP nhưng vẫn cao hơn mức tăng CPI.

Dù mức tăng lương tối thiểu vùng 2019 có giảm so với GDP nhưng vẫn cao hơn mức tăng CPI. Nguồn:VCCI

Cùng với đó, hiện có khoảng 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động với năng suất lao động hiện chỉ ở mức 2-4% trong tốc độ tăng trưởng bình quân của lương tối thiểu những năm gần đây mức 5,8%.

Như vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng liên tục tăng qua các năm với tốc độ cao hơn tốc độ tăng năng suất. Mức tăng không đồng bộ giữa lương tối thiểu và năng suất lao động không chỉ là mối đe dọa với tăng trưởng việc làm mà còn với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử.

"Xu hướng này không giống các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã dãn rộng nhanh hơn các quốc gia khác", TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) từng khẳng định.

Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị cần giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng. “Không nhất thiết phải tăng mười mấy phần trăm trong năm 2020 để đạt yêu cầu “mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động”, cơ quan quản lý Nhà nước nên cân nhắc giãn tiếp lộ trình để đảm bảo “sức khoẻ” và tính cạnh tranh của doanh nghiệp khi hội nhập”, ông Lê Xuân Dương kiến nghị. 

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng kiến nghị, điều chỉnh lương tối thiểu vùng phải xuất phát trên nền “sức khoẻ” của doanh nghiệp, không thể cứ mặc định theo nghị quyết là năm 2020 mức lương tối thiểu bằng mức sống tối thiểu.

“Tại Nghị quyết 27 cũng có quy định rõ, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp, yếu tố “khả năng chi trả của doanh nghiệp” cần được đặc biệt chú ý xem xét”, Vị đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam kiến nghị.

Kỳ III: Cần loại mặt hàng xa xỉ phẩm ra khỏi giỏ hàng hoá

Thy Hằng