Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

Thy Hằng 28/08/2018 03:30

Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong năm 2019 đang được Bộ LĐ-TB&XH lấy ý kiến dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong năm 2019.

Mức tăng lương tối thiểu theo từng vùng năm 2019.

Mức tăng lương tối thiểu theo từng vùng năm 2019.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 dự kiến tăng từ 160.000 - 200.000 đồng trên 4 vùng lương so với mức của năm 2018. Dự kiến, dự thảo Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. 

Dự thảo quy định đối tượng áp dụng của Nghị định gồm người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Nhóm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động cũng được đưa vào điện điều chỉnh. Ngoài ra, dự thảo Nghị định còn dự kiến đưa thêm vào đối tượng điều chỉnh gồm nhóm các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân nêu trên sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp dược Dự thảo Nghị định quy định cụ thể với mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Và mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Dự thảo quy định, mức lương tối thiểu vùng quy định như trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

Trước đó, vào giữa tháng 8 vừa qua, sau 3 phiên họp căng thẳng, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 ở mức 5,3%.

Có thể bạn quan tâm

  • Sức ép tăng lương tối thiểu đè nặng doanh nghiệp

    Sức ép tăng lương tối thiểu đè nặng doanh nghiệp

    14:23, 16/08/2018

  • Lương tối thiểu vùng 2019

    Lương tối thiểu vùng 2019 "chốt" mức điều chỉnh tăng 5,3%

    11:45, 13/08/2018

  • Lương tối thiểu vùng: Xác định lại các yếu tốp/của nhu cầu sống tối thiểu

    Lương tối thiểu vùng: Xác định lại các yếu tố của nhu cầu sống tối thiểu

    14:30, 01/08/2018

  • VCCI đề xuất điều chỉnh tăng 2% lương tối thiểu vùng 2019

    VCCI đề xuất điều chỉnh tăng 2% lương tối thiểu vùng 2019

    10:44, 27/07/2018

Tại Dự thảo lần này cũng quy định, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại, Phụ lục ban hành kèm theo.

Điều chỉnh nâng vùng của địa phương

Bộ LĐTB&XH cho biết, qua tổng hợp đề xuất của các địa phương, có 59/63 địa phương đề nghị giữ nguyên địa bàn áp dụng mức lương vùng như hiện hành.

Riêng 4 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, Bộ LĐTB&XH đã rà soát, tiếp thu vào dự thảo nghị định như sau: UBND TP Hải Phòng đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Kiến Thụy và huyện Cát Hải; UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Gia Bình và huyện Lương Tài; UBND tỉnh Bình Dương đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo; UBND tỉnh Tiền Giang nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Châu Thành, vùng IV lên vùng III đối với huyện Tân Phước.  

Bộ LĐTB&XH thấy rằng, việc đề xuất điều chỉnh nâng vùng của các địa phương trên là có cơ sở, do các địa bàn trên có thị trường lao động khá phát triển, nhiều cụm, khu công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, giáp ranh với các địa bàn vùng I hoặc vùng II.... Vì vậy, Bộ LĐTB&XH thống nhất với đề nghị điều chỉnh nâng vùng của các địa phương để tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn giáp ranh, lận cận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO