Đạm Hà Bắc vẫn "loay hoay" trong vòng xoáy nợ nần

Nha Trang 04/07/2019 14:38

Liên tục thua lỗ từ khi chính thức vận hành thương mại đến nay, ở thời điểm hiện tại, Nhà máy đạm Hà Bắc vẫn đang quay cuồng trong gánh nặng nợ nần.

Hiện nằm trong 12 dự án thua lỗ của ngành công thương, Công ty Đạm Hà Bắc vẫn đang tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn từng bước giảm lỗ.

Gánh nặng tái cơ cấu khoản vay

Công ty Cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc) vừa thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 và kế hoạch của năm 2019.

Theo đó, năm 2018, Công ty Hà Bắc lỗ tới 313 tỉ đồng. Tính đến hết tháng 3, lỗ lũy kế của Đạm Hà Bắc tăng lên 2.705,4 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ còn 65,5 tỷ đồng. Nợ dài hạn của doanh nghiệp lên tới 6.577 tỉ đồng.

Sang năm 2019, Công ty Hà Bắc đặt mục tiêu lỗ 530 tỉ đồng. Trong khi đó doanh thu hơn 3.040 tỉ đồng. Tính đến hết quý I/2019, lỗ luỹ kế của Công ty Cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc đã lên tới 2.705,4 tỉ đồng.

Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Đạm Hà Bắc là 734,6 tỷ đồng, tăng 7,24% so cùng kỳ năm 2018. Thế nhưng, giá vốn bán hàng tăng mạnh từ 5,81% lên 604 tỷ đồng đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận gộp, chỉ còn 130,3 tỷ đồng.\

Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính bất ngờ tăng "chóng mặt", gấp 22,2 lần năm trước, lên 35,6 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí tài chính của phân đạm Hà Bắc là 184,8 tỷ đồng, tăng 8,8%. Chi phí bán hàng tăng 27,8% lên 17 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn cao, tương đương kỳ này năm ngoái, ước tính khoảng 20 tỷ đồng.

Báo cáo hợp nhất của Đạm Hà Bắc cho thấy, khoản lỗ ròng lên mức 53 tỷ đồng, mặc dù doanh thu tăng 6,6%.

Đạm Hà Bắc lý giải rằng, trong quý I năm 2019, dây chuyền chạy máy 87,5 ngày, có 1 lần ngừng máy nguyên nhân do tự ngừng máy nén Man tại xưởng Phân lý không khí, thời gian ngừng máy là 2,48 ngày.

Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Đạm Hà Bắc. Cụ thể, trong đầu năm nay, thị trường NH3 và Ure thế giới liên tục giảm, khiến giá các mặt hàng này trong nước cũng giảm theo. Trong khi đó, thị trường trong nước có cạnh tranh rất quyết liệt, các đơn vị đưa ra nhiều chính sách áp giá.

Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất cũng là vấn đề nan giải. Có thời điểm phải giảm tải lò hơi để duy trì sản xuất vì vấn đề nguyên liệu than. Trong quý, giá than cám tăng 65.000 đồng/tấn, giá điện tăng 8.36% làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Lối ra nào cho đạm Hà Bắc?

Không chỉ liên tục bị thua lỗ từ khi chính thức được nghiệm thu (từ tháng 12/2015 đến nay), trong quá trình hoạt động, hệ thống thiết bị của nhà máy đã xảy ra nhiều sự cố, tuy không lớn, chi phí sửa chữa không nhiều nhưng phải ngừng toàn bộ hệ thống, tốn thời gian vận hành và chi phí chạy thử (khoảng 10 tỷ đồng/lần). Quý I năm nay, dây chuyền chạy máy 87,5 ngày, có 1 lần ngừng máy nguyên nhân do tự ngừng máy nén Man tại xưởng Phân lý không khí, thời gian ngừng máy là 2,48 ngày.

Bên cạnh đó, thị trường NH3 và Ure thế giới liên tục giảm từ đầu năm, kéo giá trong nước giảm theo. Trong nước, để cạnh tranh, các đơn vị đưa ra nhiều chính sách giá áp dụng cho nhiều đối tượng, dẫn tới diễn biến thị trường cạnh tranh quyết liệt và rất phức tạp.

Ngoài ra, tình hình cung ứng than hết sức khó khăn, có thời điểm phải giảm tải lò hơi để duy trì sản xuất. Hiện giá than cám trong quý tăng 65.000 đồng/tấn, giá điện tăng 8.36% làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Lãnh đạo doanh nghiệp giải trình, tình hình tài chính của công ty đang hết sức khó khăn, chi phí tài chính, đặc biệt lãi phạt quá hạn tăng cao.

Có thể bạn quan tâm

  • [12 dự án thua lỗ] Bài 7: Đạm Hà Bắc trước áp lực tái cơ cấu khoản vay

    [12 dự án thua lỗ] Bài 7: Đạm Hà Bắc trước áp lực tái cơ cấu khoản vay

    06:24, 10/04/2019

  • Đạm Hà Bắc vẫn “quay cuồng” cùng đống nợ

    Đạm Hà Bắc vẫn “quay cuồng” cùng đống nợ

    11:30, 15/01/2019

  • Đạm Hà Bắc “lỗ nặng” trong

    Đạm Hà Bắc “lỗ nặng” trong "kế hoạch"?

    05:30, 06/08/2018

  • Đạm Hà Bắc có thể âm vốn chủ sở hữu 286,2 tỷ đồng

    Đạm Hà Bắc có thể âm vốn chủ sở hữu 286,2 tỷ đồng

    06:30, 10/05/2018

Nhắc tới dự án này, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đánh giá, gánh nặng lớn nhất của đạm Hà Bắc hiện là tái cơ cấu các khoản vay. Ông Cường đưa ra con số cụ thể: Doanh thu năm 2018 của đạm Hà Bắc là 3.087 tỷ đồng, nhưng riêng chi phí tài chính gồm lãi ngắn hạn, lãi dài hạn và tỷ giá đã chiếm tới 820 tỷ đồng. Với con số 820 tỷ đồng/3.087 tỷ đồng, các khoản phải trả chiếm tới 27-28%. Điều này khiến đạm Hà Bắc không thể “gượng dậy” nổi. Cả năm 2019, theo tính toán các khoản vay phải trả, lãi phải trả thì chi phí tài chính của đạm Hà Bắc khoảng 870 tỷ đồng trên kế hoạch doanh thu khoảng 3.100 tỷ đồng. "Đó là gánh nặng khủng khiếp", ông Cường nói.

Ông Nguyễn Phú Cường thông tin thêm: Tính bình quân lãi suất vay đầu tư của đạm Hà Bắc là 10,78%/năm chưa kể lãi phạt, nếu trả chậm là bị nhân lên hơn 15%/năm. Dù nhà máy đã thực hành nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí, song gánh nặng chi phí mà chủ yếu là lãi vay đã khiến đạm Hà Bắc luôn trong tình trạng "báo động".

Trước những khó khăn chất chồng của Nhà máy đạm Hà Bắc, ông Nguyễn Phú Cường bày tỏ: “Dưới góc độ tập đoàn, chúng tôi tha thiết Chính phủ có chỉ đạo tác động đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) hỗ trợ cho đạm Hà Bắc được hưởng ưu đãi lãi vay. Vì nếu VDB không triển khai chương trình hỗ trợ nhà máy thì các ngân hàng thương mại khác đều không dám tiên phong hỗ trợ đạm Hà Bắc. Cũng phải nói thêm rằng, nhà máy không thể hoạt động liên tục 365 ngày/năm, cần phải có thời gian bảo dưỡng. Ngoài ra, năm 2019 có thêm vấn đề mới là tăng giá điện. Nếu các ngân hàng vẫn giữ nguyên tình trạng trả lãi vay như hiện tại, không biết đạm Hà Bắc sẽ “xoay xở” như thế nào".

Xung quanh câu chuyện của Nhà máy đạm Hà Bắc, báo cáo Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký tháng 5 vừa qua nêu rõ: Vấn đề khó khăn của dự án này chủ yếu tập trung ở khó khăn về tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh; tranh chấp Hợp đồng EPC chưa giải quyết được do vậy chưa quyết toán hoàn thành dự án được. Do vậy, hướng xử lý trong thời gian tới cũng tương tự như cách xử lý ở Dự án đạm Ninh Bình là cần tập trung xử lý, làm rõ trách nhiệm, thiệt hại do các bên gây ra; trên cơ sở đó, đánh giá lại dự án và tiến hành phương án thoái vốn, cổ phần hóa DN.

Bên cạnh đó, câu chuyện vướng mắc trong xử lý tranh chấp tại các Hợp đồng EPC là điểm không thể không nhắc tới với dự án Nhà máy đạm Hà Bắc. Lý do là bởi các bên không dàn xếp được nên hiện đã phải chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài theo quy định về giải quyết tranh chấp.

"Soi" từ trường hợp của Nhà máy Đạm Ninh Bình dễ thấy, xử lý cụ thể của đạm Hà Bắc trong thời gian tới sẽ theo hướng: Tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp Hợp đồng EPC để có thể quyết toán hợp đồng EPC và quyết toán toàn bộ dự án. Trong trường hợp hai bên không thống nhất giải quyết được các vấn đề vướng mắc, cần đưa ra bên thứ ba (cơ quan trọng tài) để phân xử, xác định trách nhiệm cụ thể của các bên; thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử nếu thấy có dấu hiệu vi phạm để để xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt là trách nhiệm đối với phần tài sản bị thất thoát, thiệt hại do vi phạm gây ra.

Trên cơ sở kết luận của cơ quan trọng tài về tranh chấp hợp đồng EPC và trách nhiệm các bên trong hợp đồng EPC, kết luận của cơ quan điều tra xét xử về vi phạm và trách nhiệm về thiệt hại do vi phạm gây ra của tổ chức, cán nhân có liên quan trong dự án, từ đó xác định lại giá trị tài sản dự án và tiến hành việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi dự án.

Nha Trang