Gánh nặng chi phí tài chính lớn lên đến 208 tỷ (chi phí lãi vay 184 tỷ), cộng thêm chi phí bán hàng và quản lý doanh đều gia tăng khiến Đạm Hà Bắc báo lỗ sau thuế 83 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với khoản lỗ 170 tỷ, nâng tổng lỗ lũy kế lên 2.500 tỷ đồng.
Tính riêng trong quý II, doanh thu tăng trưởng 23% lên 843 tỷ đồng. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp đạt gần 160 tỷ, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, gánh nặng chi phí tài chính lớn lên đến 208 tỷ (chi phí lãi vay là 184 tỷ), cộng thêm chi phí bán hàng và quản lý doanh đều gia tăng khiến công ty báo lỗ sau thuế 83 tỷ đồng. Dù vậy, con số lỗ này vẫn thấp hơn so với mức lỗ 95 tỷ cùng kỳ năm trước.
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 29% lên 1.527 tỷ đồng và lợi nhuận gộp gấp 3 lần đạt 272,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính lớn lên đến 377 tỷ ăn mòn lợi nhuận khiến công ty thua lỗ 170 tỷ đồng, đã cải thiện so mức lỗ 313 tỷ đồng của 6 tháng năm 2017.
Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Đạm Hà Bắc là 9.457 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở tài sản cố định. Nợ phải trả chiếm phần lớn nguồn vốn với 9.238 tỷ đồng (tổng vay nợ là 7.755 tỷ). Vốn chủ sở hữu chỉ còn 219 tỷ do lỗ lũy kế lên đến 2.503 tỷ đồng.
Mặc dù lợi nhuận gộp có cải thiện nhưng áp lực chi phí tài chính lớn dẫn đến lỗ lũy kế của Đạm Hà Bắc ngày càng nhiều, hệ lụy là giá cổ phiếu đã giảm mạnh về giao dịch tại 1.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa 381 tỷ đồng.
Mức lỗ của Đạm Hà Bắc trong những tháng đầu năm chủ yếu vẫn do lãi vay quá cao, lên tới gần 158 tỉ đồng. Thực tế, lỗ này cũng năm trong tiên liệu của DHB với các nhân định khó khăn từ đầu năm 2018.
Theo đó, Đạm Hà Bắc đặt kế hoạch năm 2018 với con số tổng doanh thu 2.711 tỉ đồng và tiếp tục lỗ nặng tới hơn 720 tỉ đồng, còn cao hơn mức lỗ 609 tỉ đồng của năm 2017.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (gọi tắt là Ban Chỉ đạo), trong 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, Đạm Hà Bắc là một trong 4 dự án (Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai, Công ty DQS) đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì mới đây, Ban Chỉ đạo cho biết, các dự án đi vào hoạt động ổn định và các dự án vận hành trở lại sau thời gian dừng sản xuất đã bảo đảm duy trì việc làm và đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương.
Đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện xử lý dứt điểm và có hiệu quả các dự án trong thời gian tới theo kế hoạch và lộ trình đề ra. Ban Chỉ đạo đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xử lý 12 dự án.
Có thể bạn quan tâm
06:30, 10/05/2018
07:05, 20/04/2018
13:33, 23/02/2018
16:10, 25/10/2017
11:07, 19/10/2017
05:00, 08/08/2017
Đạm Hà Bắc tiền thân là Nhà máy Phân đạm Hà Bắc thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), được khởi công xây dựng từ đầu năm 1960, do Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp Nặng) trực tiếp quản lý.
Đây là nhà máy sản xuất phân đạm đầu tiên của Việt Nam, được ví như "cánh chim đầu đàn" của ngành phân bón. Năm 2016, Đạm Hà Bắc chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 2.722 tỷ đồng, trong đó Vinachem nắm giữ 97,66% vốn cổ phần.
Các khoản lỗ các Đạm Hà Bắc được ghi nhận kể từ khi công ty này thực hiện dự án cải tạo, mở rộng nhà máy có tổng mức đầu tư khoảng 568,6 triệu USD (tương đương 10.122 tỷ đồng). Trong số này, vốn vay của các ngân hàng trong nước là hơn 8.000 tỷ đồng, vốn tự có là 1.800 tỷ đồng.